Trong kinh doanh thương mại khi kinh doanh không hiệu quả hoặc cần đi đến thay đổi loại hình kinh doanh thì doanh nghiệp có thể đăng ký dừng hoạt động hay giải thể doanh nghiệp, nhưng để giải thể được thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế. Vậy đóng mã số thuế là gì? Thủ tục đóng mã số thuế như thế nào? sẽ được Luật DFC giải đáp qua bài viết dưới đây.
Đóng mã số thuế là gì? Thủ tục đóng mã số thuế như thế nào?
Đóng mã số thuế (hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế) là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Với các doanh nghiệp muốn giải thể, khi đó trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….Thủ tục đóng mã số thuế là thủ tục cần thiết để giải thể tại cơ quan thuế.
Căn cứ Khoản 1, điều 16 Thông tư số 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế của Bộ tài chính quy định như sau:
Điều 16. Các trường hợp, thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
1. Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 29 Luật quản lý thuế
a) Đối với doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
– Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất);
b) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:
– Tổ chức kinh tế, tổ chức khác chấm dứt hoạt động; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh.
– Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.
– Tổ chức lại đối với tổ chức kinh tế (chia, sáp nhập, hợp nhất), chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập hoặc đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản này thành đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản khác.
– Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị cơ quan thuế ra Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên một năm và không đăng ký hoạt động trở lại.
– Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
– Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng.
c) Đối với đơn vị trực thuộc:
– Đơn vị trực thuộc có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.
– Đơn vị trực thuộc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
– Đơn vị trực thuộc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật.
d) Đối với cá nhân không kinh doanh:
Cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế
a) Chấm dứt hiệu lực mã số thuế là thủ tục cơ quan thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế. Cơ quan thuế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế và thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
b) Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 29 Luật quản lý thuế.
c) Tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nếu hoạt động trở lại phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới, mã số thuế đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại.
d) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế chỉ chấm dứt đối với hoạt động kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh. Mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế của cá nhân đó.
đ) Doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Luật doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì phải gửi hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 3 Điều 202 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tự giải thể) hoặc Khoản 2 Điều 203 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của toà án) để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
e) Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay.
g) Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị trực thuộc cũng bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
3. Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
a) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài:
– Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính;
– Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
b) Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:
– Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn nếu hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có sử dụng hoá đơn;
– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 40, Điều 41, Điều 43 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính.
4. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
a) Đối với doanh nghiệp: Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp được cơ quan thuế thực hiện cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (giải thể) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
b) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:
Người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động (đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, trừ hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh) hoặc ngày kết thúc hợp đồng hoặc ngày chấm dứt hoạt động đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.”
Để xác giải thể được doanh nghiệp thì bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, bởi mỗi trường hợp đóng mã số thuế khác nhau thì bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện thủ tục đóng mã số thuế khác nhau. Nếu không biết việc đóng mã số thuế của công ty mình thuộc trường hợp nào thì sẽ rất khó cho việc thực hiện các thủ tục đóng mã số thuế cũng như gây mất thời gian.
Căn cứ theo quy định tại định tại mục III Công văn 2010/TCT-TVQT 2019 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định về hóa đơn bán hàng.
Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính;
Người bán chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế theo hướng dẫn quy định tại Điều 17,Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính. Xét thấy mình thuộc đối tượng nào thì chuẩn bị hồ sơ như sau:
“Điều 17. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác
a) Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định giải thể, hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản, hoặc Quyết định chia, hoặc Hợp đồng hợp nhất, hoặc Hợp đồng sáp nhập, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc đã được cấp mã số thuế 13 số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản cho các đơn vị trực thuộc để yêu cầu đơn vị trực thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
b) Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có) hoặc văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (nếu có).
4. Đối với Doanh nghiệp
Hồ sơ của doanh nghiệp để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, hồ sơ gồm:
- Quyết định giải thể;
- Biên bản họp;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
b) Trường hợp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của toà án, hồ sơ gồm:
- Quyết định giải thể;
- Bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định của Toà án có hiệu lực;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.”
Trên đây là phần giải đáp về Đóng mã số thuế và thủ tục đóng mã số thuế, quy trình giải thể doanh nghiệp là một quy trình phức tạp và cần có nghiệp vụ để thực hiện sao cho việc giải thể được giải quyết nhanh gọn, tránh rủi do cho doanh nghiệp.
Hiểu được thực tế đó, Công ty luật DFC cung cấp dịch vụ Tư vấn giải thể doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đến mức tối đa để thực hiện việc giải thể doanh nghiệp nhanh chóng. Để được tư vấn miễn phí bạn liên hệ Tổng đài 19006512, để kết nối sử dụng dịch vụ bạn có thể gọi đến Tổng đài hoặc gửi hồ sơ tới Emai: luatsudfc@gmail.com.
Trân trọng!
LS. Lê Minh Công