Thủ tục đặt cọc và mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Luật Sư: Lê Minh Công

09:26 - 12/08/2020

Mua bán, chuyển nhượng đất là một trong những quyền của chủ thể được công nhận quyền sử dụng đất. Đất đai là một lĩnh vực pháp luật chưa bao giờ là không phức tạp ở Việt Nam. Do đó, xuất phát từ tính phức tạp này mà nảy sinh hàng loạt các biện pháp bảo đảm giao dịch về đất được đảm bảo cho các bên, một trong những biện pháp đó là làm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

Vậy luật đặt cọc mua đất có những nội dung nào cần đáng lưu ý. Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên tư vấn Thông qua Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 1900.6512 sẽ gửi đến bạn mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cũng như Thủ tục đặt cọc mua nhà đât sau để giải đáp vấn này:

Tìm hiểu thêm:


Căn cứ pháp lý


Bộ luật Dân sự năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Nội dung tư vấn

1. Thủ tục đặt cọc mua nhà đất


Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, biện pháp này nhằm đảm bảo cho việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc vừa ký kết vừa thực hiện hợp đồng của các bên trong mối quan hệ với hợp đồng. Điều này một mặt đảm bảo cho bên bán không bị bên mua không thực hiện nghĩa vụ và ngược lại.

                     >>>>> Các thủ tục mua bán nhà đất <<<<<<

Luật đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những lĩnh vực pháp luật được sử dụng điển hình biện pháp đặt cọc theo quy định của luật dân sự. Mua bán nhà đất như đã nói ở trên “ẩn chứa” rất nhiều rủi ro, với những lợi ích mang lại thì biện pháp đặt cọc mua bán nhà đất là rất phù hợp.
Trước khi các bên ký kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất thì thủ tục đặt cọc được thực hiện như sau như sau:


Bước 01: Các bên trong giao dịch hợp đồng mua bán nhà đất soạn thảo một hợp đồng đặt cọc (mẫu bên dưới chúng tôi sẽ cung cấp);
Bước 02: Nội dung trong hợp đồng đặt cọc bao gồm những nội dung chính sau:
- Ghi rõ số tiền đặt cọc của bên mua (nhận chuyển nhượng) đưa cho bên bán (chuyển nhượng)?;
- Trường hợp một trong những bên trong hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ thì tài sản đặt cọc được xử lý như thế nào?;
- Mục đích của việc đặt cọc là nhằm mục đích gì (ký kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc vừa ký kết vừa thực hiện hợp đồng)?
Bước 03: Các giấy tờ kèm theo hợp đồng đặt cọc (Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất là bản sao có công chứng; Giấy CMND hoặc CCCD bản sao của các bên…);
Bước 4: Các bên ký kết hợp đồng và mang ra Phòng tư pháp của Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc văn phòng công chứng để xác nhận.

2. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất


Chúng tôi xin gửi đến Quý Khách hàng và bạn đọc nội dung của mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất của Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 như sau:


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015 của Quôc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Tại Phòng Công chứng số .…………………………………… (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có:
Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):
Ông (bà):……………………………………………………..
Sinh ngày:……………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:…………..cấp ngày……………tại…………….
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………….……………………………………………………………
Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):
Ông (bà):……………………………………
Sinh ngày:…………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………..cấp ngày……………tại…………….
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………….……………………………………………………………
Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:


ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC


Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày ……………………………


ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC


Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A


1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
c) Các thỏa thuận khác …
2. Bên A có các quyền sau đây:
a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Các thỏa thuận khác …


ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây

a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Các thỏa thuận khác ….


2. Bên B có các quyền sau đây:


a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
b) Các thỏa thuận khác …


ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG


Lệ phí công chứng hợp đồng này do Bên …... chịu trách nhiệm nộp.


ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.


ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN


Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
3. Các cam đoan khác...


ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG


1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;
2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

            BÊN A                                                                             BÊN B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                  (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)


 

 

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN


Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.…………………………………...)
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
Tại Phòng Công chứng số .…. tỉnh/thành………………………………
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)
Tôi………………………………… Công chứng viên Phòng Công chứng số ..........

tỉnh/thành………………………………………

Chứng nhận:
- Hợp đồng đặt cọc này được giao kết giữa Bên A là .…….............…… và Bên B là ……...........................….... ; các bên đã tự nguyện thỏa thuận giao kết Hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Hợp đồng;
- Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết Hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Nội dung thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
- Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Hợp đồng này được lập thành .……….. bản chính (mỗi bản chính gồm …... tờ, …...trang), cấp cho:
+) Bên A .….. bản chính;
+) Bên B .….. bản chính;
+) Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng…...................... , quyển số .…........ TP/CC- .….


      Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

3. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có cần người làm chứng


Hợp đồng đặt cọc mua bán chuyển nhượng nhà đất không cần thiết phải có người làm chứng. Tuy nhiên, việc đảm bảo hợp đồng đặt cọc được thực hiện thì cần được công chứng tại phòng tư pháp thuộc Ủy ban Nhân dân xã hoặc văn phòng công chứng.


4. Lưu ý khi làm thủ tục đặt cọc mua nhà đất tránh rủi ro


Việc đặt cọc mua bán nhà đất là thủ tục pháp lý thường xuyên được áp dụng trong thực tiễn, vì vậy để trảnh rủi ro, bạn nên lưu ý một số nội dung sau:
- Tìm hiểu kỹ lưỡng những quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi tiến hành đặt cọc;
- Tốt nhất là nên công chứng hợp đồng đặt cọc
- Vấn đề về mức tiền và đối tượng đặt cọc.

Bên trên là hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất  Thủ tục đặt cọc mua nhà đất mới nhất, cũng như những lưu ý về khi làm thủ tục đặt cọc mua nhà đất tránh rủi ro.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.