Sống chung như vợ chồng được quy định như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:46 - 08/10/2020

Sống chung như vợ chồng không đăng kí kết hôn có vi phạm pháp luật hay không? Nam nữ sống chung không đăng ký kết hôn có được không? Cùng Công ty luật DFC tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Xem thêm: Quy định pháp luật về không đăng ký kết hôn mà có con

Chung sống như vợ chồng là gì?

Chung sống như vợ chồng là gì? Không đăng kí kết hôn mà sống chung có trái pháp luật hay không?

Việc sống chung như vợ chồng mà không có quan hệ hôn nhân diễn ra ở nước ta ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Hiện tượng này là tốt hay xấu? Pháp luật nước ta có cấm hành vi này hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư DFC để biết thêm thông tin.

Căn cứ pháp lý: 

Nội dung tư vấn:

1. Sống chung như vợ chồng là gì?

Sống chung như vợ chồng là việc 2 người nam và nữ thực hiện việc chung sống, sinh hoạt như một cặp vợ chồng bình thường và không đăng kí kết hôn. Việc sống chung như vợ chồng diễn ra ngày càng phổ biến, hay còn gọi là sống thử.

Hai người thực hiện việc sống chung như vợ chồng, thực hiện các sinh hoạt như vợ chồng như: sống cùng nhà, cùng ăn cơm, chi tiêu tài chính chung,…

Trong luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng có đề cập đến việc sống chung như vợ chồng. Theo đó, chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng.

2. Pháp luật quy định như thế nào về việc sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn

Pháp luật không công nhận việc sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn. Tuy nhiên, việc sống chung này cũng không bị pháp luật cấm. Pháp luật chỉ có quy định cấm hai trường hợp sau đây:

  • Người đang có vợ, có chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người đã có vợ, có chồng;
  • Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng, mẹ kế với con riêng.

Nếu như có hành vi vi phạm 2 điều trên, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 1.00.000 đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

- Hành vi ngoại tình lần đầu sẽ bị xử phạt hành chính, nếu như còn vi phạm, có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

- Người hiện đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ/chồng mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

+ Khiến cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên hoặc cả hai bên xấu đi dẫn đến ly hôn;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn cố tình vi phạm.

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi ngoại tình gây hậu quả nghiêm trọng sau:

+ Khiến cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

+ Đã có phán quyết của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc chấm dứt việc sống chung như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn cố tình duy trì quan hệ đó.

Pháp luật không khuyến khích việc sống chung nhưng không đăng ký kết hôn. Sống chung như vợ chồng có thể có một số mặt tích cực, nhưng lại có nhiều mặt tiêu cực sau:

  • Không phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục tập quán;
  • Ảnh hưởng đến ý thức chấp hành chung của xã hội về hôn nhân;
  • Những đứa trẻ được sinh ra trong quá trình sống chung sẽ không được đảm bảo hoàn toàn về lợi ích;
  • Khi phát sinh tranh chấp pháp sinh, quyền và lợi ích của các bên sẽ không được bảo đảm.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về tình trạng sống chung như vợ chồng. Nếu có thêm thắc mắc gì, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật 1900.6512 để được tư vấn chính xác và kịp thời nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.