Trong đời sống hôn nhân thường ngày,vấn đề vợ chồng mắc phải tội ngoại tình đang diễn ra hết sức phổ biến chính vì thế nó trở thành một vấn đề nóng trong dư luận xã hội, sự gia tăng về tỷ lệ ngoại tình trong những năm gần đây là một tình trạng đáng báo động trong việc giữ gìn hạnh phúc, tình cảm gia đình.
Tìm hiểu thêm:
Vậy pháp luật có những quy định gì để có thể hạn chế ngăn chặn tình trạng ngoại tình đang có xu hướng gia tăng, bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề quy định của pháp luật về vấn đề ngoại tình, thế nào được coi là tội ngoại tình, có thể kiện vợ ngoại tình hay kiện chồng ngoại tình không cũng như xử lý vi phạm luật hôn nhân gia đình như thế nào. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí liên hệ: 1900.6512.
Tội ngoại tình là một khái niệm không được mấy người ưa chuộng, bất kì cặp vợ chồng nào trong thời kì hôn nhân cũng không muốn nó xuất hiện.
luật ngoại tình được pháp luật quy định như thế nào
Ngoại tình được hiểu một cách cơ bản là một người đã kết hôn có hành vi quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ hoặc chồng của mình trong thời kỳ hôn nhân. Xét dưới góc độ khác thì một người độc thân có hành vi quan hệ tình dục với người mà đã có quan hệ hôn nhân cũng được coi là tội ngoại tình và được coi là vi phạm luật hôn nhân gia đình về ngoại tình 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 nghiêm cấm “người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”
Có thể khởi kiện khi vợ hoặc chồng ngoại tình hay không ?
Với quy định này có thể thấy được rằng Luật hôn nhân gia đình có những quy định ngăn cấm về vấn đề ngoại tình. Việc sống chung như vợ chồng có thể hiểu là nam nữ có thực hiện việc tổ chức việc sống chung với nhau, có quan hệ qua lại, tình cảm, sinh hoạt chung nhau, sinh hoạt tình dục với nhau một các thường xuyên, công khai qua lại với mọi người xung quanh, coi nhau như vợ chồng nhưng thực tế thì không đăng kí kết hôn.
Trong trường hợp này có thể khởi kiện hoặc tố cáo hành vi ngoại tình, tuy nhiên việc thực hiện khởi kiện hoặc tố cáo phải đảm bảo đủ chứng cứ vợ hoặc chồng mình chung sống với nhau như vợ chồng với người khác.
Căn cứ Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”…
Căn cứ Điều 182 Bộ luật hình sư năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng là vi phạm luật hôn nhân gia đình, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Như đã bàn luận ở bên trên vấn đề khó trong các quy định của pháp luật là làm thế nào để chứng minh được vợ hoặc chồng mình chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Hơn nữa việc xử phạt hành chính với mức tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chung sống với nhau như vợ chồng hay nói nôm na là ngoại tình còn chưa thực sự mang tính răn đe.
KẾT LUẬN
Đời sống hôn nhân gia đình luôn là vấn đề nóng trong xã hội tạo lập gia đình đã khó, xây dựng giữ gìn hạnh phúc gia đình còn khó hơn rất nhiều đòi hỏi phải có sự chung tay giữa cả vợ lẫn chồng, ngoại tình là vấn đề nhạy cảm mà cụm từ này không cặp vợ chồng nào lại muốn xuất hiện trong đời sống hôn nhân của mình.
Pháp luật tuy cũng đã có những quy định xử phạt về cả hành chính lẫn hình sự về vấn đề này tuy nhiên vẫn còn đó những tồn đọng nhất định cần phải khắc phục sớm trong những quy định này.
Những vấn đề thắc mắc xin mời bạn đọc liên hệ qua Hotline 1900.6512 để được các luật sư của công ty luật DFC tư vấn tốt nhất về các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình.