Hôn nhân là một bước tiến lớn trong quá trình sống và làm việc của mỗi con người. Hầu hết hôn nhân xuất phát từ một tình yêu giữa hai người sau một khoảng thời gian tìm hiểu và đưa ra quyết định sau cùng. Tuy nhiên, hầu hết những cuộc hôn nhân này không phải lúc nào cũng êm đẹp mà nhiều khi xảy ra những mâu thuẫn và bất đồng.
Tìm hiểu thêm:
Hậu quả của những mâu thuẫn, bất đồng đó là tình cảm vợ chồng rạn nứt và ngoại tình là một trong những hậu quả “nghiệt ngã” của cuộc sống hôn nhân. Vậy trong trường hợp ngoại tình chồng ngoại tình có con riêng hoặc vợ có con với người khác bị xử lý như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp luật của văn phòng luật sư DFC xin gửi đến bạn bài viết sau để làm rõ vấn đề:
Chồng ngoại tình có con riêng bị xử phạt như nào
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nội dung tư vấn:
Ngoại tình là một vấn đề không phải mới trong xã hội, nhất là trong xã hội phát triển về mọi mặt như hiện nay. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vợ chồng có nhiều mâu thuẫn không thể dung hòa được, những bất đồng chính kiến trong quá trình sống và làm việc với nhau… Và nhiều vụ việc ngoại tình xảy ra do tâm lý thích “kiếm con” do người vợ hoặc người chồng của mình không thể sinh con trai sau nhiều lần qua sinh nở. Do đó, sẽ đi chung sống với người đàn ông hoặc đàn bà khác để sinh bằng được con trai, đến đến hậu quả vợ có con với người khác, chồng có con riêng với bồ và hậu quả nghiệm trọng nhất là gia đình tan vỡ vì ngoại tình. Ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người có hành vi này có thể bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật về các tội danh có liên quan đến tội ngoại tình với người đã có vợ.
Hậu quả để lại của việc ngoại tình của vợ hoặc chồng dẫn đến chồng ngoại tình có con riêng hay vợ có con với người khác thì đã được pháp luật dự liệu và được quy định cụ thể trong pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình. Theo đó, tại Điều 15 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: “quyền và nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con.” Theo đó, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ ngoại tình với người con sinh ra do hậu quả của việc ngoại tình ấy không có sự phân biệt với người con chung với người chồng, vợ của người đó.
Tuy nhiên, quy định trên chỉ ghi nhận về quyền và nghĩa vụ giữa người cha và người mẹ đối với đứa con do hậu quả của việc ngoại tình. Trường hợp người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Hay nói cách khác, việc ngoại tình với vợ hoặc chồng có con với người khác bị xử lý như thế nào/ Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty TNHH Luật DFC thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà người đó có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý về mặt hình sự.
Về xử lý vi phạm hành chính, theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì người đó sẽ bị áp dụng khung hình phạt như sau:
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Ngoài ra, người có hành vi ngoại tình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng và khung hình phạt áp dụng là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Làm cho quan hệ hôn nhân ấy của một trong hai bên dẫn đến ly hôn;
Đã bị xử lý vi phạm về mặt hành chính về hành vi này mà vẫn tiếp tục thực hiện.
Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào về luật hôn nhân vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn hôn nhân 19006512 để được luật sư DFC tư vấn miễn phí.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!