Làm thế nào để tôi có thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn? Đây là một câu hỏi của một bạn độc giả thân thuộc của chúng tôi, quan nghiên cứu và nhận định đây là một trong những thắc mắc của nhiều bạn đọc khác nên Luật sư DFC đã nghiên cứu và soạn thảo nên bài viết này, hy vọng nó giải đáp cho bạn đọc những vướng mắc trong cuộc sống. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn pháp luật hoàn toàn miễn phí các vấn đề về pháp luật.
Xem thêm: Có nên thuê luật sư ly hôn không?
Quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi?
Chào Luật sư. Tôi tên là M năm nay 35 tuổi. Tôi và vợ đang giải quyết ly hôn. Chúng tôi có 01 con chung năm nay 08 tuổi. Luật sư tư vấn giúp: Theo quy định pháp luật, sau khi ly hôn tôi hay vợ được quyền nuôi con?
>> Xem thêm: Tổng hợp tất cả các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
Công ty Luật DFC: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư DFC đã nắm bắt được sự việc của anh và đưa ra thông tin giải đáp về câu hỏi của anh liên quan tới quyền nuôi con thuộc về vợ hay chồng khi con hơn 7 tuổi sau khi ly hôn. Sau đây là nội dung tư vấn chi tiết:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Hiện nay con anh được 08 tuổi cũng nhận thức được việc ở với bố hay mẹ sẽ tốt cho bé. Theo Luật HNGĐ quy định con trên 07 tuổi thì phải xem xét ý kiến, nguyện vọng của con. Tòa án chỉ xem xét rằng con muốn được ở với bố hay mẹ, đây là một yếu tố để Tòa cân nhắc lựa chọn người có quyền nuôi con, không phải hoàn toàn quyết định dựa theo ý kiến, nguyện vọng đó. Nhận thấy vợ hoặc chồng có điều kiện, khả năng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con và môi trường phát triển về mọi mặt tốt hơn thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người đó trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm bảo vệ quyền lợi cho con sau khi bố mẹ ly hôn.
>> Xem thêm: Mức án phí ly hôn là bao nhiêu? Ly hôn có mất nhiều tiền không?
Để giành được quyền nuôi con, kèm theo nguyện vọng của con thì anh phải chứng minh được mình có đủ điều kiện nuôi con. Điều kiện để giành được quyền nuôi con mà anh cần phải có:
Hi vọng bài viết của chúng tôi cung cấp cho anh những thông tin hữu ích về nội dung quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí của chúng tôi theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư trực tiếp giải đáp.
Trân trọng!!!
LS. Lê Minh Công
-----------------------
Liên quan đến nội dung giành quyền nuôi con trên 7 tuổi, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:
2. Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?
4. Cách soạn đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con như thế nào?