Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:38 - 01/07/2021

Khách hàng: Chào Luật sư, tôi tên N năm nay 36 tuổi. Vợ chồng tôi ly hôn được hơn 02 năm. Khi ly hôn tôi để con cho vợ cũ nuôi vì nghĩ lúc đó bé mới 02 tuổi nên cần sự chăm sóc của mẹ. Tôi biết được vợ cũ mất việc làm, điều kiện kinh tế khó khăn không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nay tôi muốn thay đổi quyền nuôi con vậy tôi phải thực hiện các thủ tục như thế nào?

Xem thêm: Mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Luật sư DFC: Cảm ơn anh đã tin tưởng và  gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư DFC đã nắm bắt được trường hợp của anh và đưa ra thông tin giải đáp về câu hỏi của anh liên quan tới vấn đề thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Sau đây là nội dung tư vấn chi tiết:

Căn cứ pháp lý

1. Điều kiện thay đổi quyền nuôi con 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 để được giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn thì phải có các căn cứ sau:

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Anh và vợ cũ có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo Khoản 5 Điều 84 Luật HNGĐ 2014 nếu có căn cứ vợ cũ không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì anh là cha của bé có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Để được thay đổi quyền nuôi con thì anh phải có nghĩa vụ chứng minh được vợ cũ hiện nay không còn khả năng, điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đồng thời, anh cũng cần phải chứng minh bản thân có đủ điều kiện, đủ khả năng để nuôi dưỡng con sau khi mang bé về trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thông qua thu nhập đến từ tiền lương hàng tháng, thu nhập riêng, sổ tiết kiệm ngân hàng hoặc các tài sản khác như đất đai, nhà ở… Tòa án sẽ căn cứ vào những thông tin, tài liệu anh cung cấp để tiến hành xác minh. Sau đó, Tòa ra quyết định giao con cho anh trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

Đối với trường hợp của anh, anh nên thỏa thuận với vợ cũ về việc giao con cho anh chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vì anh có điều kiện tốt hơn. Anh có thể tạo điều kiện cho bé có được môi trường học tập, vui chơi và phát triển về thể chất, tinh thần hơn là sống cùng mẹ. Nếu mẹ của bé vẫn không đồng ý thì anh làm đơn nộp tới Tòa án để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi. Kèm theo là căn cứ chứng minh được việc vợ cũ của anh không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

2. Trình tự thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

  • Đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con;
  • Bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Bản sao chứng thực CMND và bản sao sổ hộ khẩu;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con;
  • Các tài liệu hợp pháp chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 5: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

3. Thời gian giải quyết:

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng (quy định tại Khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
  • Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử (quy định tại Khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc của Khách hàng đã gửi về nội dung Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn của Luật Sư DFC. Để được tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900.6512 để được luật sư tư vấn miễn phí, chính xác với trường hợp của bạn.

LS. Lê Minh Công

Câu hỏi có liên quan:

1. Tôi đang có dự định ly hôn với chồng mình nhưng anh ý nhất quyết đòi nuôi con mà không chịu giao đứa bé cho tôi. Con gái của tôi năm nay 11 tuổi con bé hiện đang ở bên nhà ông bà nội, chồng tôi cho rằng ở với anh ý có ông/bà nội chăm sóc. Vậy trường hợp này theo Luật sư tôi có quyền đòi được quyền nuôi con hay không? Rất mong được Luật sư phản hồi về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, tôi xin chân thành cảm ơn.

2. Vợ chồng em hiện nay đang có một cháu được 03 tuổi. Do mâu thuẫn vợ chồng, vợ em thường xuyên tụ tập bạn bè, mải mê không chăm lo đến chồng con nên vợ chồng em quyết định ly hôn. Em hiện nay đang làm giáo viên của trường cấp 3, vợ em làm buôn bán tự do tại nhà. Hiện nay, cả hai vợ chồng em đều muốn được trực tiếp nuôi con. Vậy, anh/chị cho em hỏi: Khi nào bố được quyền nuôi con khi ly hôn? Cảm ơn Luật sư.

3. Tôi đã ly hôn và con tôi được tòa quyết định giao cho chồng nuôi. Tôi vẫn gửi tiền hàng tháng cho chồng cũ để nuôi con. Tuy nhiên, chồng tôi lấy đủ lý do để không cho tôi gặp con. Tôi muốn hỏi luật sư là làm thế nào để tôi thực hiện quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tôi ly hôn chồng đã được 03 năm và được tòa án xử cho được quyền nuôi con. Con tôi năm nay học lớp 03, vì cô giáo của cháu hay gọi điện về nói cháu ham chơi không chịu học nên có mắng cháu vài câu. Tôi không hề đánh cháu nhưng lúc tôi mắng cháu thì chồng cũ của tôi cũng có ở đấy vì hôm đấy anh ấy sang thăm con. Anh ta bảo tôi đối xử không tốt với con và sẽ đề nghị tòa tước quyền nuôi con của tôi. Luật sư cho tôi hỏi tôi làm như vậy có bị tước quyền nuôi con không? Khi nào thì bị tước quyền nuôi con?

5. Tôi với vợ tôi không còn tình cảm và quyết định ly hôn, hai vợ chồng tôi có cột người con năm nay 5 tuổi cả tôi và vợ đều muốn dành quyền nuôi con, tôi muốn được tư vấn kinh nghiệm dành quyền nuôi con mong Luật sư DFC tư vấn cho tôi, Tôi xin cảm ơn.

6. Tôi đã ly hôn chồng, tòa xử tôi nuôi dưỡng con 5 tuổi, lúc ly hôn tôi không yêu cầu anh ta chu cấp nuôi con sau ly hôn. Nhưng hiện tại tôi đang khó khăn không có khả năng kinh tế để 1 mình nuôi cháu. Tôi có thể đòi chồng cũ chu cấp cho con được không?

7. “Tôi và vợ ly hôn vào năm 2017, theo bản án có hiệu lực của Tòa án Nhân dân có thẩm quyền thì vợ tôi có quyền nuôi con chung, tôi có quyền thăm nom cháu, cháu hiện tại đã 8 tuổi. Thời gian gần đây, tôi biết tin vợ cũ của tôi có tham gia vào đường dây mua, bán phân phối chất ma tủy và hiện tại đã bị Cơ quan chức năng tạm giam để điều tra vụ án mua, bán trái phép chất ma túy. Vậy thưa Luật sư, trường hợp của tôi thì tôi có thể đòi lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

8. Tôi đã kết hôn với vợ được 5 năm giữa tôi với cô ấy có một đứa con 4 tuổi, một căn hộ chung cư đứng tên cả hai người. Giờ tôi muốn ly hôn với cô ấy xin phép Luật sư cho tôi hỏi sau khi ly hôn thì tôi có quyền giữ căn nhà và nuôi cháu bé được không ạ. Rất mong được Luật sư giúp đỡ và giải đáp về quyền nuôi con dưới 7 tuổi khi ly hôn, tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.