Giành quyền nuôi con là một trong những nội dung quan trọng mà pháp luật hôn nhân và gia đình quy định điều chỉnh. Tuy nhiên, ngoài pháp luật thì việc giành quyền nuôi con lại vẫn cần căn cứ vào những bằng chứng. Vậy những bằng chứng để giành quyền nuôi con như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 thông qua giải đáp các tình huống của Khách hàng sẽ làm rõ nội dung này như sau:
Những bằng chứng để giành quyền nuôi con như thế nào?
“Tôi và chồng đăng ký kết hôn năm 2017 tại Ủy ban Nhân dân xã X. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, chúng tôi thường xuyên phát sinh mâu thuẫn bởi anh có thói nghiện đánh bạc (đã có tiền án về đánh bạc và chưa được xóa) nhưng sau khi thụ án xong thì vẫn không bỏ được. Chúng tôi có với nhau 01 con chung, cháu năm nay đã 5 tuổi. Xin hỏi Luật sư, nếu tôi yêu cầu Tòa án xin ly hôn và muốn nuôi con thì tôi cần những bằng chứng để giành quyền nuôi con như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Giải đáp tình huống:
- Trước hết, theo như bạn chia sẻ, bạn và chồng bạn đã đăng ký kết hôn tại UBND xã nên hai bạn là vợ chồng hợp pháp được pháp luật công nhận. Do đó, muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng thì bạn và chồng cần yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn.
- Thứ hai, trường hợp này, con chung 5 tuổi thì cha mẹ cần chứng minh mình có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần cho Tòa án thấy mình có khả năng nuôi con sẽ tốt hơn người kia. Đó chính là những bằng chứng để giành quyền nuôi con.
Cụ thể, trong trường hợp này cần thu thập các bằng chứng thể hiện chồng của bạn đang mắc tệ nạn xã hội, trái pháp luật là đánh bạc như bản sao của lý lịch tư pháp của chồng bạn thể hiện chồng bạn còn án tích về tội này, các giấy tờ khác (nếu có).
Xem thêm: Cách viết đơn xin ly hôn thuận tình và đơn phương năm 2020
“Tôi và vợ kết hôn từ năm 2008. Trong thời gian dài sinh sống, chúng tôi không có mâu thuẫn. Tuy nhiên, vào năm 2019, sau khi hạ sinh con chung được 24 tháng tuổi thì vợ tôi đã yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (nếu tôi không đồng ý thì cô ấy sẽ tự tử cùng bé); do đó, tôi đã đồng ý ly hôn và bé được mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Từ năm 2019 đến nay, tôi đều thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình và thăm nom cháu. Gần đây, tôi biết được vợ tôi đã bị Cơ quan chức năng tạm giam để điều tra do có dính dáng đến một đường dây mua bán trái phép chất ma túy. Nay tôi muốn giành quyền nuôi con thì xin hỏi Luật sư, tôi cần những bằng chứng để giành quyền nuôi con như thế nào? Tôi xin cảm ơn.”
Giải đáp tình huống:
- Thứ nhất, hai người đã không còn là vợ chồng theo quyết định của Tòa án năm 2019. Theo đó, chị có quyền nuôi cháu và anh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Tuy nhiên, sau đó, chị có hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đang bị tạm giam. Vì vậy, anh cần đợi Cơ quan có thẩm quyền điều tra, làm rõ hành vi và chị có thực sự phạm tội hay không. Nếu thật sự phạm tội, có bản án đã tuyên có hiệu lực của Tòa án. Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, anh hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn do vợ cũ của anh không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu bé.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về nội dung những bằng chứng để giành quyền nuôi con như thế nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!
Bảng Giá Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh trọn gói
Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương