Có nhiều câu hỏi của người lao động về vấn đề các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc không phải đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó có thắc mắc rằng phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không? Và có những khoản phụ cấp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Phụ cấp lương có phải đóng BHXH?
Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề "phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không?", hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Trước tiên để trả lời cho vấn đề này, cần hiểu phụ cấp ăn trưa là gì? Phụ cấp ăn trưa hiện nay được hiểu là khoản tiền mà người lao động được cấp khi làm việc tại đơn vị sử dụng lao động trong thời gian nghỉ ăn trưa, mức phụ cấp ăn trưa được đơn vị sử dụng lao động quy định. Vậy phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH không?
Hiện nay căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, hay Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật khác có quy định như: Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hay Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì trong năm 2019 các khoản thu nhập không đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm các khoản dưới đây.
- Các khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;
- Các khoản tiền thưởng sáng kiến cho người lao động;
- Khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ xăng xe cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ điện thoại cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ đi lại cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ khi thân nhân bị chết cho người lao động;
- Khoản hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
- Khoản hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
- Có các khoảm trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
- Các khoản trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi không may bị mắc bệnh nghề nghiệp;
- Ngoài ra còn có các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Tóm lại, các quy định của pháp luật đã chỉ ra tất cả các khoản thu mà người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, và theo đó có thể thấy rằng khoản phụ cấp ăn trưa là khoản phụ cấp lương mà người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Để nắm rõ hơn về vấn đề về "phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH" mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công