BHXHVN - Hướng dẫn cách gộp sổ bảo hiểm xã hội 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

14:41 - 26/06/2020

Trong thực tế khi người lao động đi làm việc quá trình đóng bảo hiểm sẽ gặp phải trường hợp đóng bảo hiểm ở hai công ty khác nhau, việc đóng bảo hiểm như vậy sẽ mang lại những bất cập nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện hành người lao động có thể thực hiện việc gộp sổ bảo hiểm xã hội để thuận tiện hơn.

Vậy gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì? Và việc gộp sổ BHXH sẽ phải trải qua những trình tự thủ tục nào? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Xem thêm:
Quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam 2020
Hướng dẫn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Việt Nam năm 2020

Hồ sơ thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội

I. Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì? Quy định của pháp luật về gộp sổ bảo hiểm xã hội 2020

Hiện nay căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu rõ: “Một người có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi tất cả các sổ bảo hiểm xã hội, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện của các sổ bảo hiểm xã hội vào sổ mới.”

Do vậy gộp sổ bảo hiểm xã hội được hiểu là việc người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số bảo hiểm xã hội duy nhất để cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

II. Cách gộp sổ bảo hiểm xã hội 2020

Để thực hiện việc gộp sổ bảo hiểm xã hội cần trải qua các bước sau đây: 

Bước 1: Kiểm tra những thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội

Kiểm tra thông tin cá nhân của người muốn gộp sổ bhxh (tên đầy đủ, ngày sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch) trên 2 sổ bảo hiểm xã hội, có 2 trường hợp như sau:

TH1: Thông tin cá nhân người lao động trùng khớp, thì thực hiện kiểm tra tiếp quá trình đóng bảo hiểm xã hội 

TH2: Thông tin cá nhân người lao động khác nhau, thì làm hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân để thông tin trên 2 sổ bảo hiểm xã trùng khớp.

*Hồ sơ gộp sổ bhxh cần chuẩn bị bao gồm: 

- Theo mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ bảo hiểm xã hội vào mục số 14 nội dung thay đổi, yêu cầu.

- Sổ bảo hiểm xã hội sai thông tin

- Các giấy tờ như chứng minh nhân dân/giấy khai sinh/ trích lục khai sinh…

- Theo mẫu D01-TS - Bảng kê thông tin (nếu có), đơn vị kê khai các tài liệu làm cơ sở để gộp sổ bảo hiểm xã hội và điều chỉnh thông tin.

Người lao động nộp hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân sai cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp sổ bảo hiểm xã hội sai thông tin

Bước 2: Kiểm tra nội dung ghi nhận sổ bảo hiểm xã hội 

Trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội sẽ xảy ra các trường hợp ghi nhận thiếu quá trình tham gia, sai chức danh như sau: 

TH1: Nội dung ghi nhận trên sổ bảo hiểm xã hội đầy đủ, chính xác.

TH2: Nội sung trên sổ ghi nhận thiếu quá trình đóng sai thông tin chức danh hay mức lương, do đó cần làm hồ sơ điều chỉnh nội dung ghi trên sổ bảo hiểm xã hội.

*Hồ sơ gộp sổ bhxh cần chuẩn bị bao gồm: 

- Sổ bảo hiểm xã hội

- Công văn do đơn vị xác nhận điều chỉnh sai chức danh hay mức lương.... 

- Theo mẫu D02-TS 

Người lao động nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp sổ bảo hiểm xã hội sai cho người lao động để điều chính lại thông tin chính xác trước khi làm hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội

Khi thực hiện kiểm tra thông tin ghi nhân trên sổ bảo hiểm xã hội thông tin đầy đủ chính xác, tiếp theo làm hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội gồm:

- Theo mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ bảo hiểm xã hội vào mục số 14 nội dung thay đổi, yêu cầu.

- Cần có 2 sổ bảo hiểm xã hội

- Theo mẫu D01-TS - Bảng kê thông tin (nếu có), đơn vị kê khai các tài liệu làm cơ sở để gộp sổ bảo hiểm xã hội và điều chỉnh thông tin.

Thời gian giải quyết: Trong đó thời gian xử lý không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định. Không quá 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở các tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị.

Như vậy, để thực hiện việc gộp sổ bảo hiểm xã hội, pháp luật hiện hành đã quy định rõ trường hợp cần gộp sổ bảo hiểm xã hội, theo đó để gộp sổ người lao động cần thực hiện qua 3 bước trên. Để nắm rõ hơn vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn luật miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Tư vấn gộp sổ bhxh

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.