Có thể thấy rằng bảo hiểm xã hội cho hộ kinh doanh hiện nay là một chế độ được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người lao động là chủ hộ kinh doanh cá thể. Vậy hiện nay pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định những đối tượng nào có thể được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Và hộ kinh doanh cá thể có được đóng BHXH không?
Bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề hộ kinh doanh cá thể có được đóng BHXH không, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động, bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (áp dụng từ ngày 01/01/2018).
- Là cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, sĩ quan, quân nhân,...
- Là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Là người quản lý doanh nghiệp, quản lý, điều hành hợp tác xã có hưởng lương.
- Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc là người sử dụng lao đồng gồm:
Các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức, cá nhân khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động ...
Do đó, có thể khẳng định rằng hộ kinh doanh có sử dụng lao động theo hợp đồng từ 01 tháng trở lên thì phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội địa phương nơi hộ kinh doanh đăng ký địa điểm.
Cần chuẩn bị hồ sơ sau:
Thứ nhất, người lao động
Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động, bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế theo (Mẫu TK1-TS).
+ Trong trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm Y tế cao hơn nộp bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Thứ hai, người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Người lao động cần nộp tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tinbảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế theo (Mẫu TK1-TS).
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới ở nước sở tại theo hợp đồng.
Thứ ba, hộ kinh doanh
+ Hộ kinh doanh cần nộp tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế theo (Mẫu TK3-TS).
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo (Mẫu D02-TS);
+ Theo mẫu D01-TS Bảng kê thông tin.
Nơi nộp hồ sơ: đối tượng tham gia nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội Quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời hạn giải quyết là: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Như vậy, với câu hỏi hộ kinh doanh cá thể có được đóng BHXH không, thì qua các quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là theo các quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, Chủ hộ kinh doanh cá thể phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo trình tự do pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định.
Để nắm rõ hơn về vấn đề hộ kinh doanh cá thể có được đóng BHXH không mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn luật bảo hiểm xã hội 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công