Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động, có chức năng như hợp đồng lao động, dùng để quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản của hợp đồng lao động mà không thể sửa đổi vào thời hạn của hợp đồng lao động. Cùng Công ty luật DFC tìm hiểu phụ lục này với bài viết chi tiết dưới đây.
Xem thêm: Pháp luật xử lý hợp đồng lao động vô hiệu như thế nào?
*Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Khi ký hợp đồng lao động phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Tuy nhiên, khi sửa đổi, làm rõ các Điều, khoản trong nội dung hợp đồng như chế độ lương thưởng, thời gian làm việc,... thì các bên giao kết hợp đồng không được tự ý chỉnh sửa nội dung hợp đồng lao động mà phải ký một văn bản đó là Phụ lục hợp đồng.
Vậy Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động, có chức năng như hợp đồng lao động, dùng để quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản của hợp đồng lao động mà không thể sửa đổi vào thời hạn của hợp đồng lao động.
Như đã phân tích ở trên, thì Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động nhằm sửa đổi, bổ sung, làm rõ điều khoản của hợp đồng. Vì vậy, khi hợp đồng lao động hết hiệu lực thì phụ lục hợp đồng cũng đương nhiên hết hiệu lục.
Lưu ý: Phụ lục hợp đồng lao động có các nội dung chủ yếu sau đây:
Khi một trong các bên muốn sửa đổi, bổ sung điều khoản hợp đồng phải báo cho bên kia trước 3 ngày làm việc để bàn bạc, thảo luận. Trong trường hợp cả hai bên đều đồng ý sửa đổi, bổ sung thì sẽ tiến hành ký kết Phụ lục hợp đồng lao động
Các bạn có thể tham khảo Mẫu Phụ lục hợp đồng lao động mới nhất năm 2020 dưới đây.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.........., ngày … tháng… năm….
Số.................
- Căn cứ theo HĐKT số.............đã ký ngày ……., tháng……., năm............
- Căn cứ nhu cầu thực tế 2 bên............................................................
Chúng tôi gồm có.
BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Bên A):
CÔNG TY…………………………..................
Đại diện :
Chức vụ :
Địa chỉ : ………………..
Điện thoại : +84………….. Fax: +84…………
Mã số thuế :……………….
Số tài khoản :………………..
NGƯỜI LAO ĐỘNG (Bên B):
Họ Và Tên:.................................. Sinh ngày:..............................
Địa chỉ : …………………….. Số CMT/ CCCD:.....................
Điện thoại : +84………………...
Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký Phụ Lục về sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản trong hợp đồng lao động số:.... giao kết ngày:.................... cụ thể như sau:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung Điều…..Trong hợp đồng lao động số:.......ngày ……
…..………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Điều 2: Hiệu lực phụ lục hợp đồng
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực từ ngày được ký kết và có thời hạn như hợp đồng lao động đã ký kết.
Điều khoản chung :
5.1 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số .....................
5.2 Phụ lục hợp đồng được lập thành mấy bản, có nội dung & giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG | NGƯỜI LAO ĐỘNG |
Lưu ý: Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định một số điều khoản của hợp đồng lao động dẫn đến cách hiểu khác về hợp đồng lao động thì nội dung của hợp đồng lao động được ưu tiên áp dụng theo.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2020. Mọi thông tin thắc mắc về vấn đề này các bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài tư vấn luật 1900.6512 để được tư vấn và giải đáp một cách chính xác nhất.
Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công