Theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì hiện nay không chỉ người lao động được hưởng chế độ ốm đau mà pháp luật hiện hành còn cho phép cha, mẹ là người lao động được hưởng chế độ nghỉ con ốm.
Vậy để được hưởng chế độ nghỉ chăm con ốm cho cha, mẹ cần đáp ứng những điều kiện gì? Mức hưởng chế độ là bao nhiêu? Để được hưởng chế độ thì cần trải qua những thủ tục nào? Bài viết dưới đây của Văn phòng luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Xem thêm: BHXHVN - Chế Độ Nghỉ Ốm Hưởng Nguyên Lương Năm 2020
Cứ con ốm là cha, mẹ sẽ được hưởng do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ ốm đau là người:
- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động với thời hạn xác định, thời hạn không xác định, công việc thời vụ hoặc một công việc cụ thể với thời hạn đầy đủ từ 3 đến 12 tháng.
- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động với thời hạn đầy đủ từ 01 đến 03 tháng.
- Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức.
- Những công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Là sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
- Là người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các điều kiện để hưởng chế độ nghỉ con ốm đau của người lao động khi con của mình bị bệnh được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.
- Khi có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì nếu trong trường hợp đủ điều kiện được hưởng, người lao động sẽ được hưởng chế độ con ốm đau với thời gian như sau:
+ Người lao động sẽ được hưởng tối đa 20 ngày nếu con dưới 03 tuổi.
+ Người lao động sẽ được hưởng tối đa 15 ngày nếu con từ đủ 03 - 07 tuổi.
Trong đó cần lưu ý:
Khoảng thời gian này là thời gian tối đa là 01 năm cho mỗi con và được tính dựa trên các ngày làm việc, trừ ngày lễ, ngày lễ năm mới và cuối tuần.
Trong trường hợp cả cha mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, khoảng thời gian được hưởng các quyền lợi đối với mỗi lần ốm của con sẽ tuân thủ các quy định trên.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành có nêu rõ về mức hưởng chế độ con ốm mẹ nghỉ như sau:
+ Mức hưởng chế độ được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+ Mức hưởng trợ cấp ốm đau là một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Do vậy, tổng mức hưởng chế độ ốm đau mà cha mẹ được hưởng mỗi lần con ốm đau được tính như sau:
Tiền trợ cấp = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ.
Để được hưởng chế độ thì căn cứ tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ giải quyết chế độ nghỉ con ốm đau bao gồm:
- Cần có bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với con của người lao động nếu điều trị nội trú.
- Có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nếu con của người lao động điều trị ngoại trú.
- Có giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu người lao động đưa con khám, chữa bệnh ở nước ngoài.
- Lập danh sách theo mẫu 01B-HSB (bản chính) do đơn vị sử dụng lao động lập.
Dó đó, sau khi người lao động có đủ các giấy tờ nêu trên, đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết theo quy định.
Như vậy, hiện nay để được hưởng chế độ nghỉ làm khi con ốm cha, mẹ cần có đủ các điều kiện cũng như những giấy tờ theo quy định của pháp luât. Do đó những người lao động có con hay ốm đau cần nắm rõ các quy định này để được hưởng chế độ.
Để nắm rõ hơn vấn đề về chế độ nghỉ con ốm hưởng bhxh, chế độ con ốm được nghỉ bao nhiêu ngày, chế độ bảo hiểm khi con ốm nằm viện,... mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn luật online 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công