Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

Luật Sư: Lê Minh Công

16:47 - 06/10/2020

Khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và dẫn tới ly hôn thì việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là điều khó tránh khỏi vì cả cha và mẹ luôn muốn mình là người trực tiếp nuôi con. Nhưng để được quyền nuôi con sau khi ly hôn thì pháp luật cũng có những quy định cụ thể. 

Xem thêm: Chồng hoặc vợ có con với người khác bị xử lý như thế nào

Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương 

Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

1. Con dưới hai tuổi mẹ có thể tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn không?

Chào Luật sư, tôi kết hôn được 5 năm và có một con trai được 20 tháng tuổi, tôi có hộ khẩu ở Hà Nội, còn chồng tôi có hộ khẩu ở Thanh Hóa. Hiện nay, hai vợ chồng tôi đều sống tại Hà Nội. Hai vợ chồng tôi đang ly thân do chồng tôi không chịu tu chí làm ăn, thích ăn chơi, mắc phải tệ nạn xã hội, hiện tại không có nghề nghiệp gì. Con trai tôi hiện nay đang ở với ông bà nội, và chồng tôi không cho tôi gặp con. Khi tôi đề nghị ly hôn thì chồng tôi không đồng ý ly hôn và nói nếu tôi đề nghị ly hôn thì tôi sẽ không được quyền nuôi con, giữa hai chúng tôi đang xảy ra tranh chấp quyền nuôi con. Hiện tại, tôi đang công tác tại bệnh viện công ở Hà Nội, có thu nhập ổn định.  Vậy tôi có được quyền đơn phương ly hôn không? Và tôi phải làm những thủ tục gì? Tôi có thể tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn đơn phương được không? 

Luật sư DFC trả lời:

Khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và dẫn tới ly hôn thì việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là điều khó tránh khỏi vì cả cha và mẹ luôn muốn mình là người trực tiếp nuôi con. Nhưng để được quyền nuôi con sau khi ly hôn thì  pháp luật cũng có những quy định cụ thể. Chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau: 

Theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Như vậy, trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật. 

Căn cứ vào khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Hiện tại, con bạn mới chỉ có hai mươi tháng tuổi, khả năng kinh tế của bạn cũng ổn định đảm bảo được việc nuôi dưỡng cho con nên theo quy định của pháp luật khi có tranh chấp quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con theo căn cứ này. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể giành được quyền nuôi khi ly hôn con trong trường hợp này. 

*Thủ tục đơn phương ly hôn cụ thể như sau: 

Cơ quan giải quyết ly hôn đơn phương trong trường hợp này là Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn (tức là chồng bạn). 

Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm có:

  • Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện ly hôn (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc trích lục trong trường hợp bản gốc bị mất);
  • CMND/CCCD (bản sao chứng thực);
  • Hộ khẩu (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký xe…; hoặc chứng minh thu nhập như: Hợp đồng lao động, bảng lương…

Thủ tục đơn phương ly hôn bao gồm các bước sau:

  • Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền
  • Nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp Tòa án đã thụ lý đơn
  • Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án
  • Tòa án sẽ có giấy triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành các thủ tục tố tụng , xét xử theo quy định của pháp luật.

Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn là 2-4 tháng kể từ khi Tòa án nhận hồ sơ khởi kiện. Vì trường hợp này của bạn có tranh chấp quyền nuôi con và là đơn phương ly hôn nên thời gian giải quyết sẽ lâu hơn so với thuận tình ly hôn đơn giản. 

Làm thế nào để tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn?

2. Con trên 3 tuổi mẹ có được quyền nuôi con không?

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi cần Luật sư giải đáp. Tôi lấy chồng được hơn 6 năm, có một cô con gái 4 tuổi. Hiện nay chồng tôi ngoại tình, không còn quan tâm gia đình. Tôi đã đưa ra yêu cầu ly hôn và chồng tôi cũng đồng ý. Chúng tôi không có tranh chấp gì về tài sản nhưng tôi muốn nuôi con thì chồng tôi không đồng ý. Tôi có thể tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn được hay không. Tôi và chồng tôi đều có công việc ổn định. Mong Luật sư giúp đỡ.

Trả lời:

Ngoại tình là vấn nạn rất rắc rối, gây đổ vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình. Khi gia đình tan vỡ thì người chịu nhiều tổn thương nhất là những đứa trẻ. Trong trường hợp của bạn, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì có thể đệ đơn ra tòa để giải quyết. 

Để có thể tranh chấp quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được khả năng tài chính của bản thân: lương, có nơi ở hay không,... Trong trường hợp này, nếu bạn có chứng cứ chứng minh chồng bạn ngoại tình thì càng tăng khả năng bạn giành được quyền nuôi con. Những chứng cứ như ảnh, clip, tin nhắn hay ghi âm đều có thể sử dụng làm chứng cứ. 

Để gửi đơn đến tòa, bạn cần làm hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện ly hôn (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc trích lục trong trường hợp bản gốc bị mất);
  • CMND/CCCD (bản sao chứng thực);
  • Hộ khẩu (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký xe…; hoặc chứng minh thu nhập như: Hợp đồng lao động, bảng lương…

Ngoài ra, cần gửi thêm chứng cứ về việc chồng bạn ngoại tình để yêu cầu giành quyền nuôi con và yêu cầu tiền cấp dưỡng nuôi con.

Xem thêm: Có thể kiện chồng hoặc vợ về tội ngoại tình không?

3. Có thể giành quyền nuôi con khi không có nhà ở hay không? 

Chào luật sư, tôi muốn hỏi về việc tranh chấp quyền nuôi con. Tôi là nhân viên văn phòng, chồng tôi cũng có công việc ổn định. Chúng tôi kết hôn được hơn 10 năm và có một bé trai 09 tuổi. Do chồng tôi vũ phu, thường xuyên đánh đập tôi nên tôi đã chuyển ra ở riêng cùng con trai, ly thân hơn 01 năm nay. Hiện giờ tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con thì không biết tôi có thể giành được quyền nuôi con không vì hiện tại tôi đang thuê phòng trọ và không có nhà riêng. Mong Luật sư giải đáp. 

Trả lời:

Do chồng bạn vũ phu, thường xuyên đánh đập bạn nên bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện ra toà xin ly hôn đơn phương. Để tranh chấp quyền nuôi con, bạn phải chứng minh tài chính( lương) của mình, bạn có thu nhập ổn định hay không và có khả năng nuôi dưỡng cháu bé hay không. Đồng thời, bạn cần chứng minh chồng của bạn đã vũ phu và đánh đập bạn như thế nào, ví dụ như báo cáo thương tật của bệnh viện, video clip,... Pháp luật đã quy định về việc khi vợ chồng ly hôn, nếu con trên 07 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con xem muốn ở với ai. Nếu con bạn muốn ở với bạn thì bạn có khả năng cao sẽ được Tòa giải quyết tranh chấp quyền nuôi con thuộc về bạn.

Để làm thủ tục ly hôn đơn phương. Bạn cần gửi đơn đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang sinh sống. Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

  • Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện ly hôn (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc trích lục trong trường hợp bản gốc bị mất);
  • CMND/CCCD (bản sao chứng thực);
  • Hộ khẩu (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký xe…; hoặc chứng minh thu nhập như: Hợp đồng lao động, bảng lương…

Trong trường hợp này của bạn, cần thêm chứng cứ về việc bị đánh đập. Tòa án sẽ có phiên xét xử và tuyên bố bản án dựa trên những tài liệu chứng cứ được cung cấp. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư về những vấn đề được gửi tới Công ty tư vấn luật DFC. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới Tổng đài chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Pháp luật quy định khi ly thân ai được quyền nuôi con?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.