Chưa đăng ký kết hôn có được làm đám cưới không?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:15 - 20/10/2020

Hiện nay, trong việc đăng ký kết hôn vẫn chưa được nhiều người quan tâm, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, người ta vẫn quan niệm lấy chồng là chỉ cần tổ chức đám cưới là đủ. Nhưng họ không biết răng, việc kết hôn không đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Vậy nên đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới? Cùng Công ty luật DFC tư vấn với trường hợp sau đây.

Xem thêm: Quy định pháp luật về không đăng ký kết hôn mà có con

Đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới? 
Đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới?

Thưa Luật sư DFC: Tôi muốn hỏi là Tôi và Người yêu tôi có thể đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới? Nếu tôi chỉ muốn tổ chức đám cưới thôi không muốn đăng ký kết hôn có được không thưa Luật sư? Xin tư vấn giúp tôi!

Luật sư DFC trả lời:

1. Thế nào là đăng ký kết hôn hợp pháp?

Đám cưới là một hình thức tổ chức liên hoan, chúc mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai bên gia đình, đây cũng là một cách thông báo cho họ hàng, người thân, bạn bè và cộng đồng được biết về việc thành vợ, chồng của cô dâu chú rể, đám cưới nhận được sự quan tâm của xã hội và thường được tổ chức sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, trong văn hóa của người việt thì đám cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành việc tổ chức đám cưới không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước, cũng không có quy định nào quy định sau khi cưới bao lâu phải đi đăng ký kết hôn, và việc đăng ký kết hôn muộn hoặc không đăng ký kết hôn cũng không bị xử phạt, như vậy đăng ký kết hôn trước hay sau khi cưới đều không bị xử phạt, tuy nhiên Anh và Người yêu anh cần lưu ý một số vấn đề pháp luật quy định về đăng ký kết hôn và kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

*Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Nam, Nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;

*Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Cụ thể là:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính với nhau.

*Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về đăng ký kết hôn như sau:

- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

- Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Như vậy việc kết hôn và đăng ký kết hôn hợp pháp phải tuân thủ theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014, còn đám cưới thì Pháp luật việt nam không điều chỉnh cũng không có quy định cụ thể về việc này mà văn hóa và truyền thống tùy từng địa phương và khu vực sẽ điều chỉnh.

2. Đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới?

Nếu hai người đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì có thể tổ chức đám cưới mà không cần đăng ký kết hôn, tuy nhiên việc tổ chức đám cưới sau đó hai người về sống chung với nhau mà không đáp ứng các điều kiện về kết hôn nêu trên thì có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật,

Nếu con sinh ra trong trường hợp mà bố mẹ không có đăng ký kết hôn thì sẽ rất khó khăn trong việc làm giấy khai sinh cho con vì khi đăng ký khai sinh phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định 123/2015, trường hợp đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn thì sẽ không có giá trị pháp lý và không được pháp luật bảo vệ, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Vậy đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới? Để được pháp luật bảo vệ và công nhận việc kết hôn Bạn và Người yêu bạn nên đi đăng ký kết hôn trước rồi tổ chức đám cưới như thế vừa đầy đủ về mặt pháp luật và trọn vẹn về mặt truyền thống văn hóa.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty luật DFC chúng tôi, đội ngũ luật sư tư vấn của DFC luôn sẵng sàng tư vấn và giải đáp câu hỏi đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới của bạn, nếu có thắc mặc hay câu hỏi cần tư vấn bạn có thể gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đình 19006512 để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!

Xem thêm: Video - Điều kiện đăng ký kết hôn tại Việt Nam hiện nay?

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.