Giáo viên là nữ khi khi đang giảng dạy tại các bậc học trong thời kỳ sinh để hiện nay rất phổ biến, phần lớn họ là những người còn trẻ và mới lập gia đình. Nhưng bên cạnh đó không phải ai cũng nắm rõ được các quy định của pháp luật về các chế độ được hưởng khi trong thời kỳ thai sản. Vậy cách tính chế độ thai sản cho giáo viên hiện nay như thế nào? Mức hưởng, điều kiện và cách tính chế độ thai sản cho giáo viên ra sao?
Bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc chế độ thai sản của giáo viên, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Xem thêm: BHXHVN - Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên hiện nay là bao nhiêu?
Dựa trên các quy định tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động (ở đây là chế độ thai sản của giáo viên) phải đáp ứng các điều kiện sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ đang mang thai;
- Lao động nữ khi sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi…
Người lao động quy định tại các điểm b, c và d, khoản 1 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi.
Do đó, để được hưởng chế độ thai sản cho giáo viên thì giáo viên phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Cũng giống như những người lao động nữ khác, giáo viên khi nghỉ chế độ thai sản cũng sẽ được hưởng chế độ, mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Giáo viên được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật BHXH 2014 thì mức hưởng chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên được tính như sau:
- Mức hưởng trợ cấp một tháng bằng 100% mức lương trung bình hàng tháng được trả cho bảo hiểm xã hội trong 06 tháng trước khi nghỉ phép để hưởng trợ cấp thai sản ...
Ngoài ra, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có những hướng dẫn chi tiết. Các quy định tại khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Mức lương trung bình hàng tháng dựa trên phí bảo hiểm xã hội làm cơ sở để tính trợ cấp thai sản là mức lương trung bình hàng tháng dựa trên phí bảo hiểm xã hội trong 6 tháng trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian thanh toán bảo hiểm xã hội không liên tục, nó sẽ được tích lũy cộng dồn.
Bên cạnh đó các giáo viên còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản khi nghỉ chế độ theo quy định tại điều 41 Luật bảo hiểm xã hội. Số ngày nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này sẽ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Trong trường hợp người sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở, do người sử dụng lao động quyết định.
Trong đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở = 1.300.000 đồng).
Như vậy, các giáo viên nữ để được hưởng các chế độ khi nghỉ thai sản cần đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó việc quy định mức hưởng như hiện nay đối với người lao động khi sinh con là phù hợp theo quy định.
Để nắm rõ hơn vấn đề về chế độ thai sản của giáo viên mầm non, chế độ thai sản cho giáo viên tiểu học, chế độ thai sản cho giáo viên hợp đồng hay chế độ thai sản cho giáo viên trong hè mời bạn đọc liên hệ qua hotline tư vấn luật online 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công