Các trường hợp cưỡng chế thi hành án thương mại

Luật Sư: Lê Minh Công

10:22 - 27/04/2021

Về những thắc mắc của nhiều bạn đọc liên quan tới các trường hợp cưỡng chế thi hành án thương mại, Công ty Luật DFC xin được giải đáp những thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án

Các trường hợp cưỡng chế thi hành án thương mại
Các trường hợp cưỡng chế thi hành án thương mại

Nghị định số 44/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 08/4/2020 quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại bao gồm 04 chương 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2020. Nghị định có quy định cụ thể về nguyên tắc, biện pháp, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 163 Luật Thi hành án hình sự. Áp dụng với các đối tượng là pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 

1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại

*Có 3 loại biện pháp cưỡng chế thi hành án chính như sau:

+ Phong toả tài khoản (phong tỏa tài khoản tiền, phong tỏa tài khoản chứng khoán);

+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền cần phải cưỡng chế thi hành án;

+ Tạm giữ tài liệu, chừng từ, thiết bị dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân.

*Lưu ý, các nguyên tắc phải tuân thủ khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại:

+ Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền;

+ Có thể đồng thời áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế này trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp không đủ để bảo đảm thi hành án;

+ Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.

Xem thêm: Thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

2. Các trường hợp cưỡng chế thi hành án thương mại áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản

*Biện pháp phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng trong một số trường hợp:

+ Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn (trong trường hợp đình chỉ tất cả lĩnh vực);

+ Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (trong trường hợp cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong tất cả lĩnh vực); cấm huy động vốn;

+ Thi hành cưỡng chế chấp hành biện pháp tư pháp.

3. Các loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại

*Bên cạnh đó, Nghị định 44/2020 cũng quy định những loại tài sản không được kê biên bao gồm:

+ Tài sản mà pháp luật cấm; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức;

+ Tài sản là số thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

+ Các tài sản như nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và trang thiết bị, cơ sở vật chất và các tài sản khác thuộc các cơ sở này nếu không phải để kinh doanh;

+ Trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ, cơ quan thi hành án dân sự có quyền kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án nếu trường hợp pháp nhân thương mại không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án.

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC cho vấn đề Các trường hợp cưỡng chế thi hành án thương mại. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Một số khái niệm cơ bản trong thi hành án dân sự

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.