Có thể thấy rằng, việc xác nhận tình trạng hôn nhân có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn đời sống, nhất là đối với việc đăng ký kết hôn (theo điều kiện kết hôn quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì chỉ người độc thân mới có quyền kết hôn, đảm bảo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng). Vậy, thủ tục xác nhận độc thân theo quy định của pháp luật được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ di phân tích và làm rõ cho bạn đọc hiểu cơ bản nhất về thủ tục xác nhận tình trạnh độc thân, mong qua đó phần nào giúp ích cho bạn đọc trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vấn đề này!
Thủ tục xác nhận độc thân, theo quy định của pháp luật được gọi chung là thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân.
Theo đó, căn cứ vào Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch thì thủ tục xác nhận tình trạng độc thân về thẩm quyền xác nhận sẽ thuộc về UBND xã, nơi thường trú của người xin xác nhận tình trạng độc thân.
Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng độc thân không có nơi thường trú nhưng có đăng ký tạm trú thì thẩm quyền thuộc về UBND xã nơi người đó tạm trú.
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch thì người yêu cầu xác nhận tình trạng độc thân sẽ nộp tờ khai theo mẫu đã quy định (cụ thể sẽ theo sự hướng dẫn của các công chức tư pháp – hộ tịch).
Đồng thời, cần lưu ý rằng nếu mục đích của việc xác nhận tình trạng độc thân là để kết hôn thì người yêu cầu xác nhận phải đảm bảo đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 (độ tuổi, năng lực trách nhiệm dân sự…)
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra, xác minh tình trạng độc thân của người yêu cầu, nếu thỏa mãn thì trình Chủ tịch UBND ký cấp 1 bản giấy chứng nhận độc thân cho người yêu cầu.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, nếu người yêu cầu xác nhận tình trạng độc thân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau thì phải có thêm trách nhiệm chứng minh về tình trạng độc thân của mình.
Trường hợp nếu người yêu cầu xác nhận tình trạng độc thân không chứng minh được về tình trạng độc thân của mình thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ báo cáo Chủ tịch UBND xã có văn bản đề nghị UBND xã nơi người yêu cầu từng đăng ký thường trú tiến hành việc kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của họ.
Khi đó, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị này, UBND xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh tình trạng độc thân phải trả lời bằng văn bản về tình trạng độc hôn nhân của người yêu cầu. Khi đã nhận được văn bản này, UBND xã tiến hành cấp Giấy chứng nhận tình trạng độc thân tương tự như trường hợp trên.
Đặc biêt, bạn đọc cũng cần lưu ý thêm rằng, Giấy xác nhận tình trạng độc thân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp; dùng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc sử dụng vào mục đích khác. Đồng thời cần lưu ý rằng, giấy xác nhận tình trạng độc thân sẽ không có giá trị nếu sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã ghi trong Giấy xác nhận tình trạng độc thân (căn cứ vào Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
Như vậy, bài viết trên đây cơ bản đã chỉ ra cho bạn đọc về thủ tục xác nhận độc thân theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có bất kì khó khăn, vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này nói riêng hay liên quan đến các lĩnh vực pháp lý nói chung (như hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình…) bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đình 19006512 của Công ty luật DFC, đội ngũ chuyên gia, luật sư giàu kĩ năng, kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp mọi khó khăn, vướng mắc cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!