Hôn nhân không có tình yêu hoặc vợ chồng có quá nhiều điểm khác nhau về cách sống, quan điểm sống… sẽ dẫn đến bờ vực của sự chia ly. Sự tan vỡ trong hôn nhân là điều không ai mong muốn, và người chịu thiệt thòi hơn tất cả chính là những đứa con. Vậy trường hợp Bố muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì như thế nào?
Hỏi: Chào Luật sư, tôi và vợ kết hôn từ năm 2016 và có một bé trai năm nay được 20 tháng tuổi. Do vợ chồng không cùng quan điểm sống, vợ tôi không chăm lo đến gia đình, bỏ bê con cái đi chơi bời, tụ tập thâu đêm suốt sáng thường xuyên, bản thân tôi và gia đình đã can ngăn và khuyên nhủ nhiều lần nhưng không thay đổi. Nay tôi muốn giành quyền nuôi con thì như thế nào? Trong trường hợp vợ tôi đòi nuôi con thì tôi có khả năng được nuôi con hay không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi.
Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn - Nộp ở đâu? Cần chuẩn bị những gì?
Bố muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Đáp: Chào chị, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến Tổng đài tư vấn pháp luật Công ty Luật DFC. Sau đây chúng tôi xin giải đáp thắc mắc cho anh về trình tự, thủ tục ly hôn và điều kiện giành quyền nuôi con khi dưới 36 tháng tuổi như sau:
Căn cứ pháp lý:
*Các giấy tờ cần chuẩn bị, bao gồm:
Xem thêm: Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản riêng trước và trong giai đoạn hôn nhân
*Tòa án thụ lý vụ việc như sau:
Khi hồ sơ xin ly hôn của hai vợ chồng được gửi đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai bên vợ chồng thỏa thuận, trong thời hạn 05 - 07 ngày làm việc, tòa án sẽ tiến hành kiểm tra đơn, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thông báo nộp tạm ứng án phí.
Sau khi nhận được thông báo tạm ứng án phí, một trong hai người/hoặc cả hai phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nơi thụ lý hồ sơ.
Trước khi ra quyết định, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải giữa hai vợ chồng. Trong trường hợp hòa giải không thành nhưng xét thấy việc ly hôn là hoàn toàn tự nguyện, không tranh chấp về tài sản, thỏa thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và đảm bảo được quyền lợi của con thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, con dưới 03 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì vợ chồng có thể thỏa thuận để phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, trong trường hợp anh cũng muốn giành quyền nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định ai là người được nuôi con:
Điều kiện về vật chất: Nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt, học tập… mà mỗi người có thể dành cho con dựa trên công việc của bố mẹ, thu nhập hợp pháp, chỗ ở của bố mẹ.
Các yếu tố về tinh thần: Thời gian chăm sóc, nuôi dạy con học tập, tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ dành cho con, điều kiện vui chơi, giải trí, trình độ học vấn của cha mẹ….
Như vậy, khi anh chứng minh mình đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phù hợp với các lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét cho anh được trực tiếp nuôi con thay vì giao con cho vợ anh nuôi.
Trên đây là thông tin tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về nội dung bố muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu như còn thắc mắc, anh vui lòng gọi tới Tổng đài Tư vấn pháp luật miến phí 1900.6512 để được tư vấn kỹ lưỡng hơn từ Công ty.
Bài viết liên quan:
Ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Bảng Giá Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh trọn gói
Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung và riêng sau khi ly hôn
L.S Lê Minh Công