Xử phạt tội chiếm đoạt tài sản nhà nước như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

11:24 - 25/02/2020

Có thể thấy rằng, trên thực tế, hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước diễn ra ngày càng nhiều, xuất phát từ sự xuống cấp đạo đức của không ít những một bộ phận người dân và thậm chí là cả các lãnh đạo làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước. Vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước bị xử phạt như thế nào, hay tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước pháp luật quy định ra sao, bài viết dưới đây xin chỉ ra và phân tích, làm rõ đến bạn đọc nội dung vấn đề này, mong qua đó phần nào giúp ích cho bạn đọc!

Trước tiên, hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước là hành vi trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự (cấu thành các tội chiếm đoạt tài sản nhà nước). Cụ thể như sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước thì hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước mà thuộc trường hợp chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.

Đồng thời, người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước có thể phải chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung là Bị tịch thu tang vật hoặc các phương tiện để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đó là:

  • Bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản nhà nước đã bị thay đổi do hành vi chiếm đoạt gây ra để trả lại cho tổ chức. Nếu không thể khôi phục lại được như tình trạng ban đầu của tài sản nhà nước trước khi bị chiếm đoạt thì người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản buộc phải bồi thường bằng tiền hoặc bằng tài sản có công năng sử dụng xác định tương đương với tài sản chiếm đoạt ban đầu;
  • Bị buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước một khoản tiền tương đương với số tiền sử dụng để thuê tài sản trong suốt khoảng thời gian tài sản đã bị chiếm đoạt. 

2. Xử lý hình sự hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước (Tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước

Hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cấu thành các tội phạm xâm phạm sở hữu như tội cướp tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội trộm cắp tài sản…, tùy thuộc vào điều kiện, dạng hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước cụ thể.

Theo đó, hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước thường cấu thành các tội cơ bản như sau:

2.1  Hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản

Theo đó, người nào chiếm đoạt tài sản của nhà nước bằng cách dùng vũ lưc, hoặc có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có các hành vi khác làm cho người bị tấn công rơi vào trong tình trạng không thể chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nhà nước thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. (căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

Chiếm đoạt tài sản nhà nước trong trường hợp sau thì bị phạt tù từ 7 đến 15 năm: phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; trường hợp phạm tội mà tài sản nhà nước bị chiếm đoạt giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu…

Chiếm đoạt tài sản nhà nước trong trường hợp sau thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Tài sản nhà nước bị chiếm đoạt từ 200 triệu đến dưới 500 triệu; hoặc phạm tội trong trường hợp lợi dụng thiên tai, dịch bệnh…

Chiếm đoạt tài sản nhà nước trong trường hợp sau thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: chiếm đoạt tài sản nhà nước trị giá từ trên 500 triệu; làm chết người;…

Ngoài ra, người phạm tội còn có bị bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu hoặc bị phạt quản chế cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc bị phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

2.2 Hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành tội trộm cắp tài sản

Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước dưới dạng hành vi trộm cắp (lén lút) tài sản nhà nước trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu hoặc dưới 2 triệu nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này hoặc các tội chiếm đoạt tài sản khác chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản nhà nước bị chiếm đoạt là di vật, cổ vật… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

Trường hợp phạm tội có thêm các tình tiết tăng nặng sau thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản của nhà nước trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu; hoặc tài sản chiếm đoạt là bảo vật quốc gia…

Trường hợp phạm tội mà tài sản nhà nước chiếm đoạt trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu hoặc phạm tội trong trường hợp lợi dụng thiên tai, dịch bệnh… thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Trường hợp phạm tội mà tài sản nhà nước chiếm đoạt trị giá từ 500 triệu trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, lợi dụng tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung, cụ thể là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu. 

Như vậy, bài viết trên đây cơ bản đã chỉ ra và phân tích cho bạn đọc về tội chiếm đoạt tài sản của nhà nước bị xử phạt như thế nào… Nếu bạn đọc có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này nói riêng hay liên quan đến lĩnh vực luật hình sự hoặc lĩnh vực luật khác nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí số 19006512 của Công ty luật DFC, đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của DFC, sẵn sàng giải đáp mọi khó khăn cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.