Trong quá trình phát triển nền kinh tế và hiện đại hóa đất nước, pháp luật Việt Nam luôn có những chính sách và quy định bắt kịp thời đại. Việc tư nhân hóa tư liệu sản xuất quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã hình thành nhiều loại hình công ty với nhiều hình thức vốn góp khác nhau. Tuy nhiên, vì lí do trên mà kéo theo những mặt tiêu cực, một trong số đó là các tội phạm hình sự kéo theo với xu hướng ngày càng tăng. Một trong những tội phạm thường xuyên xảy ra trong những công ty đó là các tội danh liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản của công ty. Vậy luật chiếm đoạt tài sản của công ty quy định như thế nào? Các mức phạt đối với atrường hợp khác nhau được quy định như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn pháp luật của Công ty Tư vấn Luật DFC xin giải đáp thắc mắc trên như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trước hết, tại Chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung đã quy định rõ ràng và cụ thể về các tội danh liên quan đến các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu. Theo đó, tính chất chiếm đoạt là tính chất căn bản và có ở hầu hết các tội phạm xâm phạm sở hữu.
Công ty là một dạng tài sản, nó bao gồm những tư liệu sản xuất, vốn góp, phương tiện cơ giới kỹ thuật, hàng hóa… nằm trong quyền sở hữu của công ty. Người đứng đầu công ty và là đại diện của công ty trong Giấy phép đăng ký kinh doanh được coi là chủ sở hữu của Công ty ấy.
Tiếp đó, một người làm việc trong công ty và thực hiện hành vi mang tính chất chiếm đoạt thì đều có thể phạm tội vào các tội danh liên quan đến tội chiếm đoạt tài sản của công ty được quy định tại các Điều 168, 170, 172, 173, 174, 175.
Chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp cụ thể về mức hình phạt thấp nhất của một số tội danh điển hình và các mức phạt cụ thể đối với trường hợp khác nhau như sau:
Lưu ý: trường hợp người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đối với tài sản của công ty là người giữ chức vụ trong công ty. Cụ thể ở đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của giám đốc chiếm đoạt tài sản của công ty thì sẽ không bị chế tài về mặt hình sự đối với các tội danh liên quan đến nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu mà sẽ bị xử lý về các tội phạm về chức vụ.
Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội phạm về chức vụ và người có chức vụ được quy định cụ thể và rõ ràng. Trong những Công ty thì vị trí Giám đốc là người được bổ nhiệm, ủy nhiệm để điều hành doanh nghiêp trong phạm vi quản ly mình quản lý. Thông thường, Giám đốc Công ty sẽ bị xử lý về hai tội danh nếu chiếm đoạt tài sản của công ty theo quy định về Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ở Điều 355: “người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.”
Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn luật hình sự vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 để được các luật sư giải đáp
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!