Vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau chấp thuận không?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:07 - 19/11/2020

Vay là một trong những giao dịch dân sự được quy định trong pháp luật dân sự, với tên gọi pháp lý khái quát là hành vi vay tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Vay bằng sổ đỏ là một trong những hình thức vay tồn tại phổ biến lâu nay ở nước ta. Vậy, trường hợp vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng không? cùng nhau đồng ý hay không?

Đối với vấn đề vay bằng sổ đỏ này của vợ chồng thì chúng ta cần lưu ý những nội dung nào? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tu vấn của Công ty Tư vấn Luật DFC thông qua tổng đài Tư vấn luật đất đai 1900.6512 sẽ làm rõ nội dung trên như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xá hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung tư vấn

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì Sổ đỏ (hay tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là một chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất. đối với người sử dụng đất.


Căn cứ vào Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất có thể thực hiện các quyền năng của mình. Trong trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất có nhu cầu vay tiền thì có thể sử dụng biện pháp thế chấp.

1. Trường hợp vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau chấp thuận không

Vay tiền bằng sổ đỏ cần có vợ chồng cùng nhau chấp thuận khi quyền tài sản này là tài sản chung của hai vợ chồng. Căn cứ vào Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được hiểu khi quyền tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng; trừ trường hợp một trong hai người được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc thông qua giao dịch khác bằng tài sản riêng.

Trường hợp là tài sản chung của hai vợ chồng theo nguyên tắc cấp Sổ đỏ quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 thì trong Sổ đỏ phải ghi tên của cả hai người. Trường hợp hai người thỏa thuận chỉ ghi tên một người thì sẽ ghi tên một người nhưng thực tế quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền chi phối của hai người. Và cả hai người đều có quyền và nghĩa vụ với mảnh đất này.

Như vậy, chẳng hạn, nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng mang sổ đỏ đi thế chấp tại ngân hàng để vay tiền mà đó là tài sản chung thì cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Những nghĩa vụ phát sinh từ sự chấp thuận của hai vợ chồng ở việc thực hiện việc thế chấp trên sẽ là nghĩa vụ liên đới theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Ngược lại, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một bên vợ hoặc chồng mang sổ đỏ đi vay tiền thông qua biện pháp thế chấp mà bên còn lại không vi phạm những quy định về đại diện của vợ chồng, được quy định tại Khoản 2, Điều 26, Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 và Khoản 1, Điều 142, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc thế chấp đó sẽ trái pháp luật và bị vô hiệu. Hậu quả pháp lý của việc vô hiệu đó là các quyền, nghĩa vụ không thể thực hiện được và các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Trường hợp nào vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng không cùng nhau chấp thuận 

Ngược lại với trường hợp cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng cùng nhau chấp thuận ở trên. Trong trường hợp nào việc vay tiền bằng sổ đỏ có cần vợ chồng không cùng nhau chấp thuận không? 

Chúng tôi xin được trả lời là có, nếu việc vay tiền bằng sổ đỏ thuộc trường hợp sau đây: quyền sử dụng đất được ghi nhận trong sổ đỏ là tài sản riêng cùa vợ hoặc chồng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 mà không có thỏa thuận nhập tài sản riêng này vào tài sản chung của hai người. Theo đó, trong trường hợp này thì tài sản riêng của vợ hoặc chồng mang đi thế chấp để vay tiền sẽ là quyền năng riêng biệt của người đó mà không phụ thuộc vào người còn lại. Kéo theo nghĩa vụ phát sinh khi thực hiện việc thế chấp sổ đỏ để vay tiền sẽ chỉ thuộc về người có quyền tài sản mà không phải nghĩa vụ liên đới của hai vợ chồng theo quy định tại Điều 27 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. 

      Hy vọng bài phân tích làm rõ vấn đề này hữu ích với bạn! Trân trọng.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.