Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hậu quả pháp lý

Luật sư DFC

13:46 - 01/12/2020

Có thể tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất được không? Sẽ xảy ra hậu quả pháp lý gì khi tự ý chuyển đổi? Cùng Luật sư DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.

Xem thêm: Mẫu đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất

Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hậu quả pháp lý
Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hậu quả pháp lý

Hỏi: Kính chào Luật sư DFC tôi có vấn đề này mong Luật sư giải đáp giúp tôi, Tôi được cấp cho một mảnh đất để trồng lúa nhưng tôi có đào một phần để nuôi thủy sản và được ông chủ tịch UBND xã cũ đồng ý miệng. Hiện tại bên UBND đang bảo tôi sử dụng đất sai mục đích, có đúng vậy không? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư.

Luật sư tư vấn: Cảm bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi xin tư vấn về Luật sư DFC đối với tình huống của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn:

*Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất được không?

Theo Điều 57, Luật đất 2013 có quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trong đó có ghi nhận việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng cần phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền ở đây là ủy ban nhân dân cấp huyện nơi anh sinh sống sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất tại địa phương hay nhu cầu sử dụng đất của anh để đồng ý việc chuyển mục đích sử dụng đất của anh.

Tuy nhiên quy định tại khoản 1, Điều 12, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã sửa đổi quy định này theo hướng cho phép người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm trong đó có đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu sẽ không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động tại ủy ban nhân dân xã nơi có đất. 

Như vậy đối với trường hợp anh đang cần tư vấn do đất của anh được cấp với mục đích trồng lúa nên việc anh tự ý chuyển mục đích sang nuôi trồng thủy sản là trái quy định của pháp luật. Việc đồng ý chuyển mục đích sử dụng đất bắt buộc phải bằng văn bản thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện nơi có đất nên anh nói rằng anh được Chủ tịch xã cũ đồng ý bằng miệng là không có giá trị pháp luật. Anh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo hai hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo Điều 9 Nghị định 45/2014/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đến 70.000.000 đồng.

Tuy nhiên nếu anh chứng minh được rằng mình nuôi trồng thủy sản chỉ với mục đích thử nghiệm và học tập thì anh sẽ không phải xin phép cơ quan quản lý. Khi đó anh chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động tại ủy ban nhân dân xã là được phép nuôi trồng thủy sản. Thủ tục đăng ký biến động tại xã anh sẽ thực hiện theo trình tự thủ tục dưới đây:

Bước 1: Anh nộp hồ sơ xin đăng ký biến động gồm mẫu đơn xin đăng ký được đính kèm tại Thông tư 02/2015/TT-BTNMT cùng với bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai nơi anh sống. Anh nên nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai để được giải quyết trực tiếp, nếu anh nộp tại UBND xã anh sẽ mất thêm 3 ngày họ gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ và tiến hành xác minh cũng như trả kết quả trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trên đây là nội dung liên quan đến quy định về tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hậu quả pháp lý nếu đã thực hiện hành vi này trong thực tế. Nếu anh hay bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006512 của chúng tôi để được giải đáp tốt nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật sư DFC

Luật sư DFC