Tranh chấp về cấp dưỡng giá bao nhiêu tiền?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:40 - 07/06/2021

Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng là một vấn đề thường phát sinh trong việc ly hôn của các cặp vợ chồng. Việc cha mẹ ly hôn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của các con, đặc biệt đối với các cháu còn nhỏ tuổi. Do đó, để đảm bảo việc nuôi con trong điều kiện sống tốt nhất thì việc cấp dưỡng là cần thiết vừa là quyền vừa là nghĩa vụ. Đối với việc tranh chấp tiền cấp dưỡng, nhiều khách hàng còn băn khoăn về chi phí giải quyết, trong phạm vi bài viết dưới đây, luật DFC sẽ giải đáp câu hỏi của bạn đọc cho thắc mắc tranh chấp về cấp dưỡng giá bao nhiêu tiền.

Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn đến khi con bao nhiêu tuổi?

Tư vấn về tranh chấp về cấp dưỡng giá bao nhiêu tiền?
Tư vấn về tranh chấp về cấp dưỡng giá bao nhiêu tiền?

Câu hỏi: Xin chào luật sư, tôi là P.L hiện nay đang sinh sống tại Hà Nội, tôi có một câu hỏi mong được luật sư giải đáp.

Tôi với chồng đang làm thủ tục ly hôn, chúng tôi có 1 con chung hơn 2 tuổi. Con được sinh ra trong thời kì hôn nhân nhưng chồng tôi không nhận con, tôi đề nghị làm xét nghiệm quan hệ cha con thì chồng tôi không đồng ý. Nay chúng tôi quyết định ly hôn, tôi đề nghị mức cấp dưỡng 3.000.000 VNĐ/ tháng nhưng chồng tôi không đồng ý. Trong khi chồng tôi lương tháng gần 40.000.000 VNĐ/ tháng. Vậy nếu tôi tranh chấp tiền cấp dưỡng thì có mất nhiều tiền không?

Trước tiên Luật sư DFC cảm ơn bạn P.L đã tin tưởng và đặt chia sẻ câu chuyện của mình đến Luật sư DFC. Với nội dung câu hỏi trên, Luật sư DFC có phần giải đáp như sau:

1) Cấp dưỡng là gì? Cấp dưỡng có bắt buộc không?

Cấp dưỡng là việc một cá nhân có nghĩa vụ đóng góp công sức nuôi dưỡng bằng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng” trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản chung và riêng sau khi ly hôn

2) Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ thuộc về nhân thân, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Không phải đối tượng nào cũng có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng mà chỉ các trường hợp được pháp luật quy định. 

Hiện nay, các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà pháp luật, trong đó có: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”(Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)

Mức cấp dưỡng của cha, mẹ cho con:

Mức cấp dưỡng do cha, mẹ và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con. 

Trường hợp không thỏa thuận được, phát sinh tranh chấp thì cha,mẹ hoặc người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 

3) Mức chi phí yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cấp dưỡng

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 27, Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội, quy định cụ thể như sau:

“6. Đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

c) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả cấp dưỡng một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

d) Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

đ) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định, kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.”

Căn cứ vào duy định trên, đối chiếu vào vụ việc của chị P.L thì mức án phí Tòa án giải quyết tranh chấp cấp dưỡng không có giá ngạch. Mức án phí giải quyết tranh chấp không có giá ngạch là 300.000 VNĐ. Trường hợp trước khi mở phiên tòa xét xử mà các bên đã thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì mức án phí được tính là 50% của 300.000VNĐ. 

Trên đây là phần giải đáp của công ty Luật DFC về nội dung Tranh chấp về cấp dưỡng giá bao nhiêu?, với nội dung trên bạn đọc còn có vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Miễn phí 19006512 để được hỗ trợ. 

Bài viết liên quan: 

Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

Hướng dẫn các cách giành quyền nuôi con khi ly hôn mới nhất

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.