Theo Luật Thương mại 2005, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật thương mại.
Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại là thỏa thuận của các bên về việc việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015.
Theo Luật Thương mại 2005, vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật thương mại.
Tại điều 292 Luật thương mại 2005 quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm: Buộc thực hiện hợp đồng, Phạt vi phạm, Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng; biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Buộc thực hiện hợp đồng xảy ra khi có sự vi phạm hợp đồng thương mại về việc chậm trễ giao hàng, giao hàng thiếu, vi phạm về số lượng hoặc chất lượng hàng hóa,… thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm giao hàng đúng thời gian, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng,… Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là biện pháp bảo đảm hiệu lực của hợp đồng, uy tín thương nhân trong hoạt đông kinh doanh.
Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức chế tài áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Theo đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường một số tiền theo như thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. Các bên có thể tự thỏa thuận mức phạt vi phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các bên cũng có thể tự thỏa thuận về việc chỉ cần bồi thường mà không phạt vi phạm hoặc vừa phạt vi phạm vừa phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên bị vi phạm bồi thường một khoản tiền do vi phạm hợp đồng. Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bồi thường lợi ích vật chất đã mất cho bên vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại; ngoài ra, bên vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần cho bên bị vi phạm. Do đó, việc bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra, có đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng đến khi bên vi phạm chấm dứt các hành vi vi phạm hoặc khắc phục hậu quả do vi phạm hợp đồng. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm một bên nhận được thông báo tạm dừng, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng theo nghĩa vụ mà bên có quyền đã thực hiện.
Huỷ bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý dẫn đến việc huỷ bỏ hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng kể từ thời điểm có hiệu lực. Huỷ bỏ một phần nghĩa vụ là việc huỷ bỏ một phần nghĩa vụ của hợp đồng, phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc hủy bỏ việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ trong hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng, khi đó hợp đồng bị coi là vô hiệu kể từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp thoả thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền yêu cầu quyền lợi do thực hiện phần nghĩa vụ theo hợp đồng; nếu các bên có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trong trường hợp không thể hoàn trả khoản lợi đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền (trường hợp này các bên phải giải quyết hậu quả của việc hợp đồng bị hủy bỏ nếu có).
Theo điều 422 Bộ luật dân sự 2015, phạt vi phạm hợp đồng được quy định như sau:
Mặc dù mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận nhưng theo Luật thương mại 2005, mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8%.giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng đã vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
Công ty luật DFC với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có thể trợ giúp khách hàng khi quyền lợi của khách hàng bị xâm phạm:
DFC luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng. Liên hệ ngay với DFC qua hotline 19006512 để được tư vấn giải đáp các thắc mắc.
Bài viết cùng chủ đề:
Cách xác định và mức bồi thường vi phạm hợp đồng
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là gì? Luật quy định như thế nào?