Xử Lý Tội Phá Hoại Tài Sản Của Người Khác Như Thế Nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

14:29 - 13/11/2019

Xử Lý Tội Phá Hoại Tài Sản Của Người Khác Như Thế Nào? Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là bộ luật hiện hành điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực hình sự ở nước ta. Kế thừa và phát triển Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì Bộ luật Hình sự hiện hành quy định ngày càng cụ thể và chi tiết về các tội danh.

Một trong những tội danh nằm trong nhóm các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu đang có xu hướng gia tăng và diễn biến vô cùng phức tạp trong xã hội và cũng gây sự khó khăn trong công tác giải quyết đó chính là tội phá hoại tài sản của người khác thông qua các hành vi phá hoại tài sản người khác hoặc hành vi làm hư hỏng tài sản.

Tìm hiểu thêm:

Vậy tội phá hoại tài sản của người khác được Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 ghi nhận như thế nào? Công ty Tư vấn Luật DFC xin giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây:

I. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

II. Nội dung tư vấn tội cố ý phá hoại tài sản của người khác

Phá hoại tài sản của người khác

1. Tội phá hoại tài sản của người khác sẽ bị xử lý theo tội danh nào được quy định ở Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Căn cứ vào Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Bộ luật Hình sự 2015 là một bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật làm luật ở nước ta. Quyền sở hữu đối với tài sản là một trong những quyền được duy trì và củng cố. Chính vì vậy, hành vi nào chỉ cần xâm phạm đến quyền này đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cá nhân.

Tội phá hoại tài sản của người khác là một trong những tội thuộc nhóm xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Tội này được cụ thể hóa thông qua các hành vi sau: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Và việc cố ý gây tội cố ý phá hoại tài sản của người khác sẽ bị xử lý theo tội phá hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Cấu thành tội phạm phá hoại tài sản

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội này theo luật phá hoại tài sản đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

- Phá hoại tài sản là việc của người có hành vi phạm tội phá hoại tài sản nhà nước, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, cố ý gây thiệt hại làm mất một phần hoặc toàn bộ giá trị sử dụng của tài sản đó. Cụ thể, người này có hành vi hủy hoại tài sản của người khác (làm thiệt hại toàn bộ giá trị sử dụng tài sản của tài sản đó) hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác (làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản đó).

- Mặt khách quan của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thể hiện ở một trong các hành vi sau:

  • Phá hủy hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên.
  • Phá hủy hoặc cố ý làm hư hại tài sản là vật lạ, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử hoặc văn hóa.
  • Phá hủy hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính vì hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng cũng vi phạm.
  • Phá hủy hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, có hồ sơ tội phạm chưa bị xóa nhưng cũng bị vi phạm.
  • Phá hủy hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội, trật tự và an toàn.
  • Phá hủy hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của nạn nhân và gia đình họ; tài sản là vật kỷ niệm, thánh tích và đồ thờ cúng có giá trị tinh thần đặc biệt cho các nạn nhân.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý. Các đối tượng nhận thức rõ các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của họ và vẫn cố tình thực hiện chúng.

2.4. Mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm phá hoại tài sản chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Từ đủ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại Khoản 1,2 Điều 178 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại Khoản 3,4 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015.

3. Hình phạt

Căn cứ vào Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bao gồm 05 khung hình phạt: bao gồm 04 hình phạt chính và 01 hình phạt bổ sung. Cụ thể như sau:

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: (i) người nào có hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác một cách cố ý mà trị giá tài sản từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc (ii) tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định ở điểm a, b, c, d, đ của Khoản 1 Điều 178 thì sẽ phải chịu phạt 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau: (i) phạm tội có tổ chức; (ii) tài sản bị thiệt hại trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; (iii) tài sản thuộc đối tượng là bảo vật của quốc gia; (iv) có việc sử dụng các chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm khác: (v) có mục đích nhằm che giấu tội phạm khác; (vi) vì lý do phải thi hành công vụ của người bị hại; (vii) tái phạm nguy hiểm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Khung hình phạt ở khoản 4: Phạm tội gây thiệt hại tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt số tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc đồng thời có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm lao động hành nghề nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Lưu ý

Trong trường hợp hành vi người phạm tội đã đầy đủ yếu tố cấu thành về tội phạm mà gây hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản làm thủ đoạn phương thức phạm tội thì người đó chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm ban đầu. Nghĩa là trường hợp này, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một hành vi phạm tội.

Nếu tài sản bị hủy hoại là đối tượng tác động của một tội phạm khác thì hành vi hành vi huỷ hoại tài sản truy cứu trách nhiệm hình sự ở những tội danh tương ứng. Chẳng hạn như Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 242); Tội huỷ hoại rừng (Điều 243); Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 413)…

Hành vi phá hoại tài sản luôn được hiểu là lỗi cố ý, còn hành vi làm hư hỏng tài sản có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý nên trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định rõ ràng 02 tội độc lập là cố ý làm hư hỏng tài sản và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Nếu hành vi phá hoại hoặc cố ý làm hư hỏng cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội với mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ không xử lý vào Điều 178 mà xử lý về Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

5. Trường hợp người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý như thế nào?

Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ cấu thành tội phạm của tội danh ấy. Đối với hành vi phá hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác mà hành vi ấy là hành vi được thực hiện lần đầu và giá trị tài sản dưới 02 triệu đồng thì người đó chỉ bị xử phạt vi phạm về mặt hành chính.

Cụ thể, tại Điều 15 của Nghị định số 167/2013/NĐ – CP quy định thì việc vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ bị phạt như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

Hy vọng bài viết trên hữu ích giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về tội phá hoại tài sản của người khác và để đảm bảo các quyền và lợi ích pháp lý tốt nhất cho bạn, bạn có thể liên hệ với tổng đài tư vấn luật hình sự của Công ty luật DFC theo số 1900 6512 và bấm phím 3 để được tư vấn luật hình sự miễn phí; Hoặc bạn có thể liên hệ với cuộc hẹn hẹn trực tiếp tại văn phòng DFC hoặc tại địa chỉ bạn chọn.

Đồng thời, Luật sư DFC sẵn sàng tư vấn và trực tiếp tham gia vai trò của luật sư bào chữa và luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.