Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng các tội xâm phạm đến quan hệ sở hữu đang có xu hướng diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng kèm theo đó là các thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo quyệt. Tội phạm này được thực hiện chủ yếu là thông qua hành vi ấy nhằm chiếm đoạt, sử dụng, hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác một cách bất hợp pháp, trong đó tỉ lệ nhóm hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép là vượt trội hơn hẳn. Để là rõ hơn những tội danh liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản nói chung, chúng tôi – đội ngũ Chuyên viên tư vấn luật hình sự của Công ty TNHH Luật DFC xin gửi đến bạn bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tội Chiếm đoạt được hiểu là chiếm lấy của người khác bằng việc sử dụng quyền thế, vũ lực hoặc các phương thức khác.
Tội chiếm đoạt tài sản cá nhân được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách cố ý tài sản thuộc phạm vi sở hữu của người khác sang phạm vi sở hữu của mình một cách trái pháp luật. Hành vi này làm mất khả năng thực hiện quyền sở hữu, đồng thời tạo khả năng cho người phạm tội có thể thực hiện được việc chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản trái pháp luật đó.
Các tội trong chương các tội xâm phạm về sở hữu có hành vi chiếm đoạt bao gồm các tội: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); Tội cướp giật tài sản (Điều 171); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); Tội trộm cắp tài sản (Điều 173); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).
Như đã nêu ở bên trên hành vi có tính chất tội chiếm đoạt tài sản trong Chương các tội phạm xâm phạm về sở hữu (Chương XVI). Trong đó, mỗi tội danh khác nhau thì số tiền chiếm đoạt quy định trong các khung hình phạt khác nhau. Một trong những tội phạm điển hình của nhóm tội này là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174). Sau đây, Chúng tôi - đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty TNHH Luật DFC xin phép gửi đến bạn bài viết phân tích cụ thể về tội này như sau:
Mặt khách thể của tội phạm: người thực hiện tội phạm này xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Người phạm tội thực hiện tội phạm này mà số tiền hoặc quy thành tiền là từ 02 triệu đồng trở lên thì bị phạm vào tội này.
Mặt khách quan của tội phạm: lừa đảo chiếm đoạt tài sản tồn tại bởi hai hành vi chính đó là hành vi lừa đảo và chiếm đoạt, cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 175 BLHS 2015 có quy định về tội lợi dụng uy tín chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Với người lợi dụng uy tín chiểm đoạt tài sản từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý với mục đích vụ lợi.
Mặt chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm 05 khung hình phạt bao gồm: 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Mức hình phạt cao nhất được áp dụng là hình phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân ( Khoản 04) và thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Khoản 01).
Khung hình phạt ở Khoản 01: Người phạm tội bằng thủ đoạn gian dối hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
Khung hình phạt ở Khoản 02: Người thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc quy định tại các khoản a, b, c, d, đ, e, g Khoản 02 Điều này thì bị bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
Khung hình phạt ở Khoản 03: Người thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc quy định tại các khoản a, b, c Khoản 03 Điều này thì bị bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
Khung hình phạt ở Khoản 04: Người thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trái phép thuộc quy định tại các khoản a, b, c Khoản 04 Điều này thì bị bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân;
Khung hình phạt số 05: là khung hình phạt áp dụng bổ sung dành cho người phạm tội. Theo đó, người có hành vi phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Để có thể hiểu rõ hơn về tội phạm về sở hữu có hành vi chiếm đoạt mời bạn đọc liên hệ với Luật sư DFC qua Hotline 19006512 để được trợ giúp và tư vấn cụ thể nhất về tội phạm này. Xin chân thành cảm ơn !