Xử lý Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:43 - 08/01/2020

Hôn nhân là một trong những bước tiến quan trọng trong cuộc đời của con người. Ở Việt Nam, hôn nhân được xác lập và có hiệu lực kể từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo những trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hôn nhân không phải lúc nào mang màu sắc của hạnh phúc mà có thể có những mâu thuẫn không đáng có. Và một trong những hậu quả mà mâu thuân vợ chồng mang đến đó chính là hành vi ngoại tình – hành vi có thể dẫn dẫn đến hôn nhân bị phá hoại, gia đình bị tan vỡ. Vậy tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty tư vấn Luật DFC trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ gửi đến các bạn bài viết ngay sau đây:

Nếu có thắc mắc về luật hôn nhân quý khách vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn hôn nhân 19006512 của DFC để được tư vấn 1 cách hiệu quả nhất

 

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nội dung tư vấn

Trong xã hội đương đại, quan hệ vợ chồng được coi là mối quan hệ xã hội chứa đựng nhiều yếu tố quan trong nhằm duy trì ổn định xã hội và trật tự xã hội. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến quan hệ hôn nhân và gia đình – một mối quan hệ xã hội ẩn chứa nhiều ràng buộc và sự tế nhị. 

Về mối quan hệ giữa vợ và chồng, Luật Hôn nhân và Gia đình ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.một vợ và một chồng. Theo đó, vọ và chồng phải có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, tôn trọng, thủy chung, cùng nhau chia sẻ và gánh vác công việc gia đình. Hơn nữa, vợ và chồng phải cùng nhau xây dựng gia đình trên cơ sở tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết, cùng nhau chăm sóc con chung, con riêng của vợ hoặc chồng, con nuôi mà không có sự phân biệt.

Ngoại tình là một vấn đề nhức nhối nhưng cũng mang tính tế nhị ở Việt Nam hiện nay. Đây là một trong nhiều nguyên do khiến các cuộc hôn nhân dẫn đến đổ vỡ, khiến hạnh phúc của gia đình bị phá hoại. Ngoại tình được hiểu là hành vi của một người đã có gia đình, đó là vợ hoặc chồng trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với một người khác có thể là người độc thân hoặc trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp khác. Ngoại tình là hành vi đáng bị lên án và phê phán bởi dư luận xã hội. Thậm chí, việc ngoại tình dẫn đén những hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác còn có thể bị xử lý về mặt phắp luật tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi.

Vậy Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào

Việc phá hoại hạnh phúc gia đình người khác sẽ căn cứ vào từng mức độ và tính chất của hành vi. Người thực hiện hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì người nào có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng mà không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự có liên quan sẽ bị phạt từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Người có hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác còn có thẻ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác với tội danh cụ thể được quy định tại Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với tên gọi Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Theo đó, người phạm tội này sẽ bị áp dụng phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu thực hiện một trong các hành vi kể trên mà dẫn đến hậu quả là làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Nghiêm trọng hơn nữa, người phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định tại Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 se bị áp dụng hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu hành vi ấy dẫn đến hậu quả là làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty DFC trong lĩnh vực hôn nhân. Nếu có vấn đề gì thắc mắc và cần giải đáp, Quý khách có thể liên hệ với DFC qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 của Công ty hoặc đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại Văn phòng.

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.