Trong cuộc sống hiện đại và bận rộn, có nhiều người không có thời gian để đến trực tiếp các cơ quan nhà nước để làm sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) vì phải xếp hàng chờ đợi hay đi lại nhiều lần rất mất thời gian. Do đó, việc nhờ người khác thay mặt họ làm sổ đỏ hay ủy quyền làm sổ đỏ là một nhu cầu rất phổ biến.
Tìm hiểu thêm:
Vậy, có được ủy quyền làm sổ đỏ không? Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ như thế nào? Thủ tục làm giấy ủy quyền làm sổ đỏ có cần phải ra công chứng không? Để giải đáp những thắc mắc trên Công ty Luật DFc xin gửi tới bạn đọc nội dung tư vấn sau. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.
Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ
1. Ủy quyền là gì?
Theo khoản 1 điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự . Theo đó, cá nhân và pháp nhân đều hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác để làm thủ tục liên quan đến việc cấp sổ đỏ.
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định Ủy uyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, cá nhân và pháp nhân đều hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác để làm thủ tục liên quan đến việc cấp sổ đỏ.
2. Điều kiện của người được ủy quyền.
Việc ủy quyền cho người khác để làm thủ tục làm sổ đỏ tại các cơ quan nhà nước và được các cơ quan nhà nước chấp nhận khi có giấy ủy quyền làm sổ đỏ của người có nhu cầu làm sổ đỏ ủy quyền cho người thân, bạn bè, đối tác để làm sổ đỏ. Người được ủy quyền phải đảm bảo đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ, yêu cầu về nội dung và tính pháp lý của giấy ủy quyền làm sổ đỏ.
Theo Luật công chứng năm 2014, Luật đất đai năm 2013 thì việc thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ cần phải có các giấy tờ sau:
Giấy ủy quyền làm sổ đỏ phải đảm bảo được các nội dung sau: ghi đầy đủ thông tin cá nhân của bên ủy quyền và bên được ủy quyền, ghi rõ đối tượng và phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, chi phí ủy quyền và thù lao ủy quyền (nếu có) có chữ ký xác nhận của hai bên.
Sau đó, để đảm bảo giá trị pháp lý, hai bên phải đem văn bản ủy quyền ra văn phòng công chứng để văn phòng công chứng chứng thực chữ ký ủy quyền và kèm theo lời chứng của công chứng viên. Hoặc bạn có thể đem giấy ủy quyền sổ đỏ ra UBND cấp xã (phường) để cán bộ tư pháp xã xác nhận chữ ký ủy quyền.
Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, các văn phòng công chứng sẽ soạn giấy ủy quyền và có hướng dẫn rất cụ thể, giải quyết nhanh chóng nên tốt nhất bạn nên ra văn phòng công chứng để tránh tình trạng giấy ủy quyền làm sổ đỏ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ của Công ty tư vấn luật DFC mà bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.