Về những thắc mắc của nhiều bạn đọc liên quan thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự, Công ty Luật DFC xin được giải đáp những thắc mắc của bạn thông qua bài viết sau.
Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự là bao lâu?
Căn cứ pháp lý:
Theo quy định tại Điều 9 Luật THADS năm 2014 thì tự nguyện thi hành án là một trong hai biện pháp thi hành án dân sự, cụ thể:
“1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này”.
Tự nguyện thi hành án là biện pháp thi hành án xuất phát từ phía các bên đương sự, nhằm tự nguyện thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự đã được bản án, quyết định ghi nhận, thể hiện ý chí và sự mong muốn của các đương sự. Tự nguyện thi hành án cũng là một biện pháp Chấp hành viên áp dụng trong quá trình thi hành án.
Kết quả của tự nguyện thi hành án là căn cứ và là tiền đề để Chấp hành viên áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu đương sự không thực hiện biện pháp tự nguyện thi hành. Tự nguyện thi hành án là biện pháp đầu tiên và quan trọng để thi hành bản án, quyết định trên thực tế.
Việc tự nguyện thi hành án cũng là mục tiêu phấn đấu và cũng là tâm nguyện của các cơ quan thi hành án nói chung và Chấp hành viên nói riêng vì hiệu quả của việc tự nguyện thi hành án rất cao, góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức và ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
Chủ thể của tự nguyện thi hành án không chỉ là người được thi hành án, người phải thi hành án, mà còn có thể là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Pháp luật quy định là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
*Thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định tại Điều 45 Luật thi hành án Dân sự 2014 như sau:
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
*Nếu hết thời hạn quy định trên mà người có nghĩa vụ không thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ Cưỡng chế thi hành án:
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC cho vấn đề “Thời hạn tự nguyện thi hành án”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
Bị đơn không chịu thi hành án phải làm thế nào?
Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án
Khái quát về dịch vụ tư vấn giải quyết thi hành án của DFC
LS. Lê Minh Công