Thế nào là cấp dưỡng - nuôi dưỡng?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:18 - 08/07/2021

Cấp dưỡng, nuôi dưỡng đều là nghĩa vụ và trách nhiệm của ba mẹ đối với con cái. Vậy thì cấp dưỡng và nuôi dưỡng khá nhau như thế nào? Dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC.

Xem thêm: Thời gian cấp dưỡng nuôi con tính từ thời điểm nào?

Thế nào là cấp dưỡng - nuôi dưỡng?
Thế nào là cấp dưỡng - nuôi dưỡng? - Gọi ngay: 19006512

Thưa Luật sư. Cho tôi hỏi cấp dưỡng và nuôi dưỡng có gì khác nhau hay không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Sau đây là nội dung phân biệt giữa quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng như sau: 

Căn cứ pháp lý 

Nội dung tư vấn 

*SO SÁNH CẤP DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG:

Hiện nay, trong các vụ án ly hôn được Tòa án thụ lý giải quyết hầu như tranh chấp chủ yếu là tranh chấp nuôi con, cấp dưỡng nuôi con. Bằng con đường giải quyết ly hôn tại Tòa án, một bên đương sự yêu cầu được quyền nuôi con và người không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con bằng một khoản tiền hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Nhiều người còn chưa phân biệt rõ được khái niệm cấp dưỡng và nuôi dưỡng nên chưa nắm rõ được nghĩa vụ của mình sau khi ly hôn.   

 

Cấp dưỡng

Nuôi dưỡng

Khái niệm 

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014

Nuôi dưỡng là việc một người chăm sóc, đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho người được nuôi dưỡng nhằm tạo điều kiện duy trì và phát triển cuộc sống của người đó.

Chủ thể 

Nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng quan hệ nội tại với nhau. Vì thế cả hai nghĩa vụ có cùng chủ thể, là những người có mối quan hệ đặc biệt. Cụ thể đó là mối quan hệ huyết thống , quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ hôn nhân. Căn cứ luật Hôn nhân gia đình 2014 những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng với nhau gồm:

- Cha mẹ và con;

- Anh chị em với nhau;

- Ông bà và cháu;

- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu với nhau;

Đối tượng được cấp dưỡng, nuôi dưỡng

- Người chưa thành niên

- Người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Điều kiện phát sinh nghĩa vụ

Mối quan hệ cấp dưỡng phát sinh khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không sống chung ( không sống chung một mái nhà, không cùng chung nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và không có cùng một quỹ tiêu dùng) với người được cấp dưỡng

Phát sinh mối quan hệ nuôi dưỡng khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng sống chung (chung một mái nhà, cùng chung nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và có cùng một quỹ tiêu dùng chung) với người được nuôi dưỡng

Đặc điểm

- Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản gắn liền với nhân thân với người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ quy định tại Điều 117.1 Luật Hôn nhân gia đình 2014 “Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

- Quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương, không có tính tuyệt đối và không diễn ra đồng thời. 

- Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ thì phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Dựa vào quy định tại Điều 107.2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

- Vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ không được hưởng thừa kế. Tại Điều 621.1.c Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về các trường hợp không được hưởng quyền di sản “Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về việc phân biệt thế nào là cấp dưỡng và nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí của chúng tôi theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư trực tiếp giải đáp.

Trân trọng!!!

LS. Lê Minh Công

-----------------------

Những câu hỏi liên quan:

Liên quan đến nội dung quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:

1. Luật sư DFC cho em hỏi thời gian cấp dưỡng nuôi con tính từ thời điểm nào ạ, em và chồng đang có dự tính ly hôn và có 01 cháu ạ. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư.

2. Vào năm 2016, tôi và chồng ly hôn theo Bản án có hiệu lực của Tòa án; theo bản án, tôi có quyền nuôi cháu H (14 tuổi) và bố cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu số tiền là 4 triệu đồng/tháng đến khi cháu đủ 18 tuổi. Nay tôi nhận được thông tin của anh ấy là công việc hiện tại rất khó khăn, thu nhập bị giảm sút và không còn khả năng cấp dưỡng. Vậy xin hỏi luật sư, nếu chồng không có khả năng cấp dưỡng cho con thì phải làm sao? Tôi xin chân thành cảm ơn.

3. Tôi và chồng thuận tình ly hôn từ năm 2018, lúc đó kinh tế tôi khá giả nên không yêu cầu chồng phải cấp dưỡng cho con. Nhưng hiện nay tôi đang gặp khó khăn về kinh tế muốn yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con. Vậy luật sư cho tôi hỏi Đã ly hôn nhiều năm giờ chồng có còn nghĩa vụ cấp dưỡng không? Chúng tôi có một cháu trai 6 tuổi hiện đang ở mới tôi.

4. Chào Luật sư, tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi vấn đề này. Tôi và chồng ly hôn cách đây 02 năm, có một bé trai do chồng tôi nuôi dưỡng và tôi vẫn đưa tiền cho bà nội cháu hàng tháng. Tuy nhiên khoảng nửa năm gần đây tôi không được gặp cháu do bà nội và bố cháu ngăn cản. Tôi muốn hỏi pháp luật quy định như nào về việc chăm nuôi con sau khi tôi ly hôn? Tôi có quyền và nghĩa vụ với con sau ly hôn như thế nào? Mong luật sư giúp đỡ.

5. Chào luật sư, tôi và chồng có 01 bé trai được 08 tuổi. Hiện chúng tôi đã ly hôn và tòa án xử cho tôi được nuôi con. Tôi muốn chồng tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì tôi phải làm đơn như thế nào? Mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng nuôi con ra sao?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.