Tư vấn soạn thảo văn bản quản lý nội bộ Doanh nghiệp

Luật Sư: Lê Minh Công

16:17 - 07/05/2021

Văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp là hệ thống văn bản được ban hành nhằm triển khai tổ chức và hoạt động của bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát của Công ty; cụ thể hóa các quy định của Quy chế trên cơ sở quy định của pháp luật; thực thi các vấn đề được quy định trong Chính sách và quy định về các vấn đề hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của DFC

Soạn thảo văn bản quản lý nội bộ Doanh nghiệp
Tư vấn soạn thảo văn bản quản lý nội bộ Doanh nghiệp - 19006512

*Nội dung tư vấn soạn thảo văn bản quản lý nội bộ Doanh nghiệp

Xây dựng, kiểm tra các văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp là việc làm rất quan trọng, cần thiết. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, không nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của hệ thống văn bản quản lý nội bộ nên đã xem nhẹ bỏ qua công tác này; dẫn đến khi xảy ra tranh chấp, không có cơ chế, chế tài giải quyết; khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và làm thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp.  

Là các Luật sư từng có nhiều năm trong việc tư vấn quản lý nội bộ doanh nghiệp; đã tư vấn hoặc trực tiếp xây dựng soạn thảo cho nhiều doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau từ sản xuất, đến thương mại, dịch vụ; các Luật sư DFC giúp các Doanh nghiệp thẩm tra, rà soát và xây dựng bộ văn bản quản lý nội bộ chặt chẽ phù hợp và hiệu quả nhất cho việc vận hành bộ máy doanh nghiệp. Bộ văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp đó có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Các văn bản mang tính cơ chế quản lý nội bộ bao gồm:

  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, ban điều hành, ban kiểm soát;
  • Quy chế tài chính doanh nghiệp;
  • Quy chế bảo mật thông tin kinh doanh;
  • Quy chế hoạt động của các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn hoặc quy chế hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

Do là hệ thống các văn bản quản lý, chỉ dẫn hoạt động, vận hành doanh nghiệp nên khi xây dựng soạn thảo cần lưu ý các điểm như sau:

+ Đối với việc soạn thảo Điều lệ

Điều lệ doanh nghiệp là một văn kiện đầu tiên và quan trọng nhất của tất cả các doanh nghiệp kể từ khi thành lập cho đến giai đoạn tồn tại, phát triển cũng như quá trình tạm dừng hoạt động doanh nghiệp. Mọi quy quy chế, quy ước, thỏa thuận của doanh nghiệp phát sinh đều phải lấy Điều lệ làm căn cứ và không được trái với điều lệ. Điều lệ doanh nghiệp dó là những điều khoản thỏa thuận của các chủ sở hữu doanh nghiệp về toàn bộ các vấn đề tổ chức điều hành, chia lợi nhuận cổ tức, tăng giảm vốn điều lệ….

Các Doanh nghiệp đầu tư thời gian, công sức để xây dựng Điều lệ càng chi tiết rõ ràng, phù hợp với đặc điểm quản trị doanh nghiệp thì việc quản lý vận hành doanh nghiệp của các nhà quản trị doanh nghiệp càng dễ dàng thuận lợi. Một trong các mục tiêu của điều lệ là giải quyết tất cả các vấn đề về nguyên tắc quản trị và điều hành trong công ty cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận quản trị điều hành doanh nghiệp trong công ty. Do vậy để được đánh giá là một Điều lệ tốt thì Điều lệ đó phải là căn cứ, định hướng cho các hoạt động quản lý cũng như là cơ sở để đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành doanh nghiệp.

Tùy vào đặc thù loại hình doanh nghiệp, khi soạn thảo các Doanh nghiệp cần đưa vào những nội dung quy định phù hợp; song căn cứ vào  quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014, Điều lệ phải có những nội dung cơ bản  như: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); Nghành, nghề kinh doanh; Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;…..

Tóm lại, Điều lệ là văn kiện quan trọng nhất của doanh nghiệp; nên ngay từ lúc bắt đầu thanh lập các Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh xây dựng chúng một cách cẩn thận, khoa học, phù hợp. Trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp không hiểu biết chắc chắn về văn kiện này; thì cần phải được sự tư vấn trợ giúp của đội ngũ luật sư; có như vậy việc quản lý vận hành doanh nghiệp sẽ hạn chế được những vướng mắc khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Đối với việc soạn thảo Quy chế tổ chức hot động của HĐQT, HĐTV, Ban điều hành, Ban kiểm soát

- Quy chế tổ chức hoạt động của HĐQT, HĐTV, BKS…đó là những văn bản thể hiện các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc …của HĐQT, HĐTV của Doanh nghiệp đó.

- Để xây dựng Quy chế hoạt động của các tổ chức này chất lượng đòi hỏi người xây dựng cần nắm chắc chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền và nghĩa vụ của từng người trong HĐQT, HĐTV. Sự phối hợp, mối quan hệ giữa các thành viên trong hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp. Quy chế hoạt động càng chi tiết cụ thể bao nhiêu thì giúp cho các thành viên và bộ máy quản lý này các dễ dàng hoạt động và  đạt hiệu quả càng cao.

 - Khi soạn thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, quy chế tổ chức và hoạt động của ban điều hành, quy chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thành viên…người soạn thảo cần đưa vào tối thiểu những nội dung sau:

  • Điều kiện và cách thức bầu/Bổ nhiệm các chức danh quản trị điều hành;
  • Thời hạn nhiệm kỳ, nguyên tắc bãi nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng;
  • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc;
  • Mối quan hệ với các thành viên khác hoặc bộ phận khác trong công ty;
  • Cách thức triệu tập cuộc họp và phương thức họp;
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc…

+ Soạn thảo văn bản hướng dẫn quy trình làm việc của các phòng, ban chuyên môn

Quy trình hướng dẫn làm việc làm dạng văn bản chuyên môn được các phòng ban chức năng tự xây dựng. Tuy nhiên, do là dạng văn mang tính hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình chuyên môn; nên phần lớn người xây dựng văn bản này không am hiểu sâu về chuyên môn pháp lý. Bởi vậy, các nội dung quy trình hướng dẫn này ít nhiều sẽ có những kẽ hở, không được khép kín bởi các quy định, chế tài mà văn bản pháp luật điều chỉnh.

Để hạn chế đưỡng những sơ hở bất cập đó, các văn bản này cần được các luật sư hoặc pháp chế doanh nghiệp kiểm tra rà soát lại. Luật sư/pháp chết phải so sánh các văn bản chuyên nghành xem có trái với quy định của pháp luật hay không, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các chỗ còn “hở” trong quy chế và hoàn thiện quy chế; sau đó trình lên cơ quan quản trị điều hành lấy ý kiến, tổ chức hoàn thiện văn bản, sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của ban quản trị điều hành và phát hành sau khi đã được Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc ký duyệt.

Nhóm 2: Các văn bản mang tính sự vụ, giải quyết các vụ việc phát sinh, ví dụ quyết định xử lý kỷ luật, quyết định sa thải, quyết định khen thưởng….

Quản lý doanh nghiệp hoặc bộ phận pháp chế doanh nghiệp phải rà, soát đánh giá được hầu hết các tình huống, sự vụ có thể diễn ra trong quá trình hoạt động ssản xuất kinh doanh hoặc xảy ra trong các quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, hoặc với các quan hệ phát sinh bên trong doanh nghiệp với các cá nhân tổ chức bên ngoài.  

Khi xây dựng soạn thảo các văn bản mang tính sự vụ phải đòi hỏi nhanh, kịp thời, và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Người xây dựng, soạn thảo trước hết phải nắm được nguyên nhân, quá trình xảy ra sự vụ; căn cứ vào nội quy chính sách của công ty để tham vấn hoặc xây dựng ra các quyết định vừa đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ, vừa có tính khuyến khích động viên khen thưởng hoặc là răn đe kỷ luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người lao động cũng như của  doanh nghiệp.

Để tìm hiểu thêm thông tin về việc soạn thảo văn bản quản lý nội bộ Doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline 19006512 của Luật sư DFC để được tư vấn chi tiết hơn. Xin cảm ơn!

LS. Lê Minh Công

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.