Các cách giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Luật Sư: Lê Minh Công

09:31 - 08/05/2021

Khi doanh nghiệp mới thành lập đều không quan tâm đến việc tìm hiểu các quy định về quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Dẫn đến khi xảy ra mâu thuẫn, đa số thường không biết cách giải quyết và ngày càng để mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp giữa các thành viên trong công ty ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Xem thêm: Tư vấn soạn thảo văn bản quản lý nội bộ Doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp - 19006512

1. Thế nào là tranh chấp giữa các thành viên trong công ty

Tranh chấp giữa các thành viên công ty là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên công ty phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty.

Tranh chấp thành viên trong công ty là dạng tranh chấp rất phổ biến, xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các cổ đông, chủ doanh nghiệp thường có những quyết định không đúng đắn với mục đích để duy trì, kéo dài sự tồn tại cho doanh nghiệp; dẫn đến ảnh hưởng đến vị trí công việc, quyền lợi của các cổ đông, thành viên còn lại. Khi đó, mâu thuẫn, vướng mắc giữa các thành viên với nhau hoặc giữa các thành viên với công ty xuất hiện. Và những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường xảy ra trong các trường hợp sau:

- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên công ty;

- Tranh chấp phát sinh từ quyết định của cơ quan quản lý công;

- Tranh chấp về quyền được làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật (các chức danh quản lý, điều hành trong công ty);

- Tranh chấp tư cách thành viên, cổ đông doanh nghiệp;

- Tranh chấp về việc góp vốn, mua cổ phần chào bán của các công ty.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

2. Các cách giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Khi xảy ra tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng các cách giải quyết như giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm,

*Thứ nhất, về phương thức thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên tranh chấp chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Thứ hai, về phương thức hòa giải: Là việc các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của hòa giải viên bên thứ ba. Hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không tuân theo pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.

*Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và trọng tài. Thỏa thuận là tiền đề cho việc phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly khỏi các yếu tố đã thỏa thuận.

*Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng Toà án

Về bản chất, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật.

3. Tình huống giải giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp giữa các thành viên cụ thể

Ông Trần Duy T (bên A) và bà Nguyễn Thị T (bên B) là giám đốc công ty TNHH MTV KTS đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 70%  giá trị vốn góp tại công ty Công ty TNHH MTV KTS có trụ sở ở Kontum; theo hợp đồng giá trị chuyển nhượng là 09 tỷ; bên A đã thanh toán đầy đủ cho bên B. Tuy nhiên sau khi tiếp quản và kiểm tra tài sản thì phát hiện bên B đã không góp đủ tài sản vào công ty; do đó bên A và bên B lập biên bản về việc Bên A rút lại phần vốn góp không tiếp tục mua và bên B đồng ý hoàn trả lại cho bên A số tiền đã chuyển mua cổ phần làm 3 đợt. Tuy nhiên bên A mới chuyển trả cho bên B được đợt 1 tương đương với số tiền 3 tỷ đồng thì bên B đã không chuyển tiếp. Sau nhiều lần đàm phán với bên B không được, bên A đã đến nhờ luật sư DFC chúng tôi tư vấn giải quyết.

Khi tiếp nhận thông tin sự việc, sau quá trình trao đổi làm rõ nguyên nhân bên A không muốn thực hiện tiếp hợp đồng và bên B không hoàn đủ số tiền còn lại theo biên bản cam kết. Luật sư DFC đã phân tích, đánh giá và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp như sau:

a. Phân tích đánh giá khả năng giải quyết thu hồi vốn

  • Bên B là giám đốc là chủ sở hữu kiêm đại diện pháp luật của Công ty TNHH MTV KTS; do đó tài sản của bên B bao gồm là toàn bộ tài sản cá nhân và  tài sản bên B đã góp vốn vào công ty.
  • Hiện tại nhà máy sản xuất của Công ty vẫn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hầu hết dây truyền sản xuất bên B đã thế chấp để vay vốn ngân hàng.

Do đó, trường hợp bên B cố tình không thực hiện hoàn trả vốn bên A có đủ cơ sở để nhờ cơ quan pháp luật tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản.   

b. Tư vấn phương án giải quyết thu hồi vốn góp

Bước 1: Căn cứ việc bên B chưa nộp đủ số vốn vào trong công ty, trước hết bên A có thể gây sức ép bằng việc gửi văn bản đến các cơ quan chức năng như Sở kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi bên B được cấp dự án và thuê đất làm trụ sở, nhà máy sản xuất.

Bởi vì, Công ty của bên B là doanh nghiệp được UBND tỉnh hỗ trợ cho thuê không lấy phí có thời hạn với mục đích để doanh nghiệp thu mua sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở vùng đặc biệt khó khăn này.  

Bước 2: Trường hợp bên B không thực hiện trả tiền, bên A có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm của giữ tài sản của cá nhân bên B, cũng như của công ty của bên B để tiến hành giải quyết vụ kiện thu hồi vốn góp.

Trên cơ sở tư vấn của Luật sư DFC, khách hàng A đã tiến hành các biện pháp như chúng tôi tư vấn; tuy nhiên trước sức ép của các cơ quan ban ngành tại địa phương bên B cũng chỉ thực hiện trả được một phần; số tiền còn lại bên A phải tiến hành các biện pháp tố tụng khởi kiện, thi hành án và áp dụng các biện pháp kê biên bên B mới chấp nhận hoàn trả đầy đủ cho bên A.

4. Kết luận về việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Tóm lại tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là dạng tranh chấp mà nguy cơ có thể xảy ra bất kỳ ở giai đoạn nào và trạng thái nào. Có thể là lúc bắt đầu thành lập, có thể lúc làm ăn thuận lợi, doanh nghiệp đang trên đà phát triển; hoặc xảy ra khi doanh nghiệp đang rơi và khủng hoảng thua lỗ.

Bởi vậy, khi xảy ra tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, nội bộ công ty, nếu các bên không có phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp khéo léo, nguy cơ thiệt hại cho doanh nghiệp là rất lớn; thậm chí doanh nghiệp có thể bị lâm vào cảnh phá sản, dừng hoạt động.

Do đó, để có phương thức giải quyết hiệu quả nhất, các bên có xảy ra tranh chấp nội bộ doanh nghiệp cần tham khảo, hỗ trợ giải quyết từ những luật sư có kinh nghiệm, có như vậy vừa đảm bảo được quyền lợi cho các bên tranh chấp vừa tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

------------------

Bài viết trên của Luật sư DFC đã tư vấn khá chi tiết về các phương án giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Nếu quý khách còn thắc mắc nào chưa được giải đáp trong bài viết thì vui lòng liên hệ trực tiếp tới chúng tôi qua hotline Tư vấn pháp lý doanh nghiệp 19006512 để được tư vấn chính xác nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết cùng chủ đề:

Tư vấn soạn thảo văn bản quản lý nội bộ Doanh nghiệp

Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH 

Tư vấn cách phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh

Hướng dẫn thi hành quyết định tuyên bố phá sản

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.