Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH 

Luật Sư: Lê Minh Công

11:03 - 23/04/2021

Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn như vậy, Luật sư DFC đã tiến hành nghiên cứu và phân tích về cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH.

Xem thêm: Tư vấn cách phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh

Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH 
Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH?

1. Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH 

a/ Điều kiện phân chia lợi nhuận

Theo Điều 69 của Luật doanh nghiệp 2014: “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.”

Theo Điều 50 của Luật doanh nghiệp 2014, đối với công ty TNHH, các thành viên góp vốn: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật."

b/ Cách phân chia lợi nhuận

- Chia theo sự thỏa thuận của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. Các thành viên góp vốn khi thành lập doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia lợi nhuận và được ghi nhận trong Điều lệ Công ty.

- Chia theo phần vốn góp tương ứng của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.

Khoản 3 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền của thành viên như sau: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, căn cứ vào số vốn góp của từng thành viên, công ty sẽ tiến hành phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, vốn góp càng nhiều thì tỷ lệ chia lãi càng cao và ngược lại.

2. Các phương thức giải quyết nếu như có tranh chấp về phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH

*Phương thức thương lượng

- Được thực hiện theo cơ chế tự giải quyết thông qua sự tự bàn bạc và thống nhất giữa các bên tranh chấp để giải quyết các bất đồng về phân chia lợi nhuận mà không cần sự hiện diện của bên thứ ba;

- Quá trình thương lượng phân chia lợi nhuận giữa các bên không bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết;

- Với phương thức thương lượng, việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí tự nguyện của mỗi bên mà không có cơ chế pháp lý nào bảo đảm thực hiện thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

*Phương thức hòa giải

- Tham gia với bên thứ ba với tư cách trung gian để tìm cách giải quyết tranh chấp trong việc phân chia lợi nhuận giữa các bên;

- Quá trình hòa giải tranh chấp của các bên không bị chi phối bởi các quy định rập khuôn và bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải;

- Cũng giống như phương thức thương lượng, việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí tự nguyện của mỗi bên mà không có cơ chế pháp lý nào bảo đảm thực hiện thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

*Giải quyết tranh chấp phân chia lợi nhuận tại Tòa án

- Tòa án chỉ giải quyết khi có yêu cầu của các bên tranh chấp phân chia lợi nhuận và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền của tòa án;

- Phán quyết của Tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được bảo đảm thi hành bằng quyền lực nhà nước;

- Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ qua hai cấp xét xử.

*Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

- Được tiến hành theo yêu cầu của các bên tranh chấp và vụ tranh chấp phải thuộc thẩm quyền của Trọng tài;

- Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là trọng tài viên;

- Là phương thức đảm bảo quyền tự quyết cao nhất của các bên khi các bên tranh chấp có thể thỏa thuận, thống nhất lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng;

- Việc giải quyết không công khai, đảm bảo bí mật.

3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp phân chia lợi nhuận của Luật sư DFC

*Luật sư DFC tư vấn và giải quyết các tranh chấp về phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH như sau:

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng;

Xác định căn cứ và cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp;

Tiếp xúc và đàm phán với các bên liên quan trong việc tranh chấp hợp đồng;

Tổ chức thương lượng, hoà giải, đại diện hòa giải cho các bên tranh chấp hợp đồng;

Thu thập tài liệu, chứng cứ, cung cấp thông tin để giải quyết tranh chấp;

Ủy quyền Luật sư gặp gỡ, trao đổi với cơ quan trọng tài, tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ hợp pháp của quý khách.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.