Sở giao dịch hàng hóa là gì? Chức năng, quyền hạn, cách thức

Luật Sư: Lê Minh Công

09:15 - 19/07/2021

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC về một số vấn đề chính liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa. 

Xem thêm: Giấy phép quá cảnh hàng hóa và thủ tục xin cấp giấy phép

Sở giao dịch hàng hóa là gì? Chức năng, quyền hạn, cách thức
Sở giao dịch hàng hóa là gì? Chức năng, quyền hạn, cách thức mua bán hàng hóa - Tư vấn gọi ngay 1900.6512

1. Sở giao dịch hàng hoá có chức năng:

  • Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;
  • Điều hành các hoạt động giao dịch;
  • Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.

2. Vai trò của Sở giao dịch hàng hoá:

  • Cung cấp thị trường giao dịch hàng hóa minh bạch, rõ ràng và an toàn được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động 01/09/2010, liên thông quốc tế giúp các nhà đầu tư giao dịch hợp đồng tương lai thuận tiện, nhanh chóng hơn.
  • Điều hành các hoạt động mua bán trên thị trường hàng hóa phái sinh nhằm bảo hiểm giá và tạo nguồn thông tin chuẩn về tình hình giao dịch hợp đồng tương lai của các loại hàng hóa.
  • Niêm yết mức giá cụ thể cho từng thời điểm giao dịch sẽ có tính ổn định về giá cả cho người bán lẫn người mua, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”, “được giá, mất mùa”.

3. Quyền hạn của Sở giao dịch hàng hoá:

  • Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được quy định để tổ chức giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo quy định của pháp luật.
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.
  • Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
  • Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Thực hiện các quyền khác theo quy định của Nghị định này, Điều lệ hoạt động và theo quy định của pháp luật.
  • Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có quyền liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định này.

4. Cách thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá:

Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

  • Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
  • Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.
  • Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
  • Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
  • Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
  • Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thỏa thuận.
  • Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
  • Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
  • Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.

5. Nguyên tắc khớp lệnh tại Sở giao dịch hàng hoá:

  • Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
  • Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
  • Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước. 

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của DFC về nội dung Sở giao dịch hàng hóa. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.

Trân trọng!!!

LS. Lê Minh Công

-----------------------

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Liên quan đến nội dung Sở giao dịch hàng hóa, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những nội dung được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:

1. Quy định pháp luật về mức phạt hủy hợp đồng

2. Hợp đồng điện tử là gì? Các loại hợp đồng lao động điện tử thông dụng

3. Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa Mẫu mới nhất

4. Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như thế nào?

5. Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.