Luật sư tư vấn: Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn thuộc về ai?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:29 - 16/11/2020

Nhiều hệ lụy sảy ra không mong muốn cho việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Và việc giành quyền nuôi con khi chưa kết hôn là một trong số đó. Cùng Luật sư DFC tư vấn với câu hỏi dưới đây.

Xem thêm: Quyền nuôi con khi chồng chết thuộc về ai?

Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn?
Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn?

Hỏi: Kính chào Luật sư DFC, tôi có câu hỏi này mong được Luật sư giúp đỡ và giải đáp. Tôi chung sống không đăng ký kết hôn với một người phụ nữ khác đã có với nhau hai đứa con một cháu 9 tuổi, một cháu mới có 26 tháng tuổi. Mẹ cháu làm quán bar công việc không ổn định thường xuyên qua lại với đàn ông khác, tôi không muốn ảnh hưởng xấu đến hai đứa nhỏ nên tôi muốn hỏi Luật sư có cách nào để tôi có quyền một mình nuôi các con của tôi mà không liên quan gì đến người đàn bà đó không. Rất mong sớm được Luật sư phản hồi.

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi xin tư vấn về Luật sư DFC chúng tôi, đối với vấn đề của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu văn bản pháp luật và xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn về quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn

Căn cứ điều 15, Luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của nam, nữ sống chung như vợ chồng với con sẽ được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành.

Như vậy vấn đề con cái của anh sẽ được giải quyết như khi anh với mẹ của các cháu có quan hệ hôn nhân và cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với cháu bé 26 tháng tuổi, theo quy định tại khoản 3, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ chăm nom. Nếu anh có căn cứ chị ý không đủ điều kiện nuôi con hoặc anh với chị có thỏa thuận về việc anh sẽ nuôi con thì khi giải quyết tại Tòa anh sẽ có quyền được nuôi cháu nhỏ.

Thứ hai, đối với cháu bé 9 tuổi theo quy định của Luật hôn nhân hiện nay thì khi giải quyết vấn đề con sẽ chung sống với ai phải hỏi ý kiến cháu bé.

Trường hợp mẹ cháu bé không muốn cháu sống chung với anh và nhất quyết đòi quyền nuôi cháu thì khi giải quyết tại Tòa án anh phải chứng minh được anh có công việc ổn định, kinh tế đảm bảo các quyền được học tập, vui chơi của cháu bên cạnh đó là dựa trên ý chí của cháu muốn được sống với bố hay với mẹ mà Tòa sẽ quyết định ai là người có quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn. Trường hợp quyết định được ai là người nuôi dưỡng cháu thì người kia đương nhiên sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận có thể trả một lần hoặc trả hàng tháng. 

Theo thông tin mà anh đã để lại chúng tôi thấy rằng khả năng anh được nhận nuôi cả hai cháu đang thấp hơn so với mẹ của đứa bé. Anh cần bổ sung được chứng cứ, chứng minh mẹ của cháu bé hoàn toàn không đủ khả năng về tài chính lẫn tinh thần để thực hiện việc nuôi cháu. Chứng cứ này có thể là chứng cứ chứng minh mẹ cháu có lối sống buông thả hay công việc dễ tiếp xúc với nhiều thành phần bất hảo dễ ảnh hưởng xấu đến sự nuôi dưỡng, giáo dục cháu.

Sau này khi anh được Tòa trao quyền nuôi dưỡng cháu bé thì nếu thấy việc mẹ cháu dễ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hai cháu có thể yêu cầu Tòa hạn chế quyền thăm nom của mẹ cháu bé theo khoản 3, Điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014. 

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xác định quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn sẽ giải quyết như thế nào. Nếu bạn đọc còn bất cứ khó khăn nào liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình 19006512 của chúng tôi để được giải quyết tốt nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.