Có thể thấy rằng, việc có được một cuộc hôn nhân bền chặt, hạnh phúc không phải là điều đơn giản, nhất là trong bối cảnh mọi người đều bận rộn, thiếu đi thời gian quan tâm, chăm sóc đến người thân như hiện nay. Việc hai người mặc dù là vợ chồng nhưng lại không sống chung.
cũng không quan tâm đến nhau, hay nói khác đi là hiện tượng ly thân diễn ra ngày càng phổ biến. Vậy quyền nuôi con khi ly thân thuộc về ai và được pháp luật quy định như thế nào, bài viết dưới đây xin phân tích làm rõ cho bạn đọc nội dung này, mong phần nào giúp ích cho bạn đọc!
Tìm hiểu thêm:
1. Ly thân là gì
Trước tiên, cần hiểu rằng, ly thân không phải là một khái niệm mang tính chất pháp lý, tức là không có bất kì văn bản pháp nào đưa ra khái niệm ly thân là gì, trình tự thủ tục khi ly thân ra sao; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau và với con cái khi ly thân như thế nào.
Quyền nuôi con khi ly thân thuộc về ai
Cụ thể hơn, ly thân là thuật ngữ được dùng thông thường, để chỉ việc vợ chồng không sống chung với nhau, xuất phát từ những mâu thuẫn, bất đồng trong hôn nhân. Việc ly thân còn nhằm mục đích để hai bên có thời gian nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình. Trong thời gian ly thân, hai bên vẫn là vợ chồng, vẫn có quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau và vẫn có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái.
2. Quyền nuôi con khi ly thân
- Quyền nuôi con khi ly thân cũng như các vấn đề khác liên quan đến việc ly thân nói chung như đề cập trên đều không có văn bản pháp luật điều chỉnh.
- Tuy nhiên, bởi lẽ mặc dù đã ly thân, nhưng hai bên vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân, hai bên vẫn là vợ chồng, vì vậy, quyền nuôi con khi ly thân có thể dựa trên tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con thì cha mẹ phải thương yêu và tôn trọng ý kiến của con; cha mẹ phải chăm lo việc học tập, giáo dục thể chất để con phát triển lành mạnh
- Căn cứ vào Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cha mẹ cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng con cái.
- Như vậy, khi ly thân, cha mẹ vẫn có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái; cha mẹ ngang nhau về quyền và nghĩa vụ nuôi con khi ly thân.
- Tuy nhiên, việc ly thân tức là cha mẹ không sống chung với nhau, vậy con cái sẽ sống chung với ai? Ở đây, như đã chỉ ra và phân tích trên, cha mẹ phải tôn trọng ý kiến của con cái, do đó, có thể xem xét đến nguyện vọng của con (thường là đối khi con đã đủ 7 tuổi trở lên, tức là khi đó đã có nhận thức cơ bản bước đầu); đồng thời cha mẹ cũng cân nhắc đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho con.
- Như vậy, khi ly thân con ở với cha hay với mẹ thì pháp luật không hề có bất kì quy định nào. Quyền nuôi con khi ly thân hoàn toàn do hai vợ chồng tự thu xếp sao cho đảm bảo tốt tất việc học hành và phát triển của con cái.
- Việc ly thân thường không kéo dài, kết quả sau cùng của việc ly thân hoặc là hai bên cùng quay về chung sống, vun vén, xây dựng gia đình; hoặc cuộc hôn nhân đã không thể cứu vãn buộc lòng các bên tiến tới ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân.
- Khác với quyền nuôi con khi ly thân, pháp luật hiện hành quy định rõ ràng về quyền nuôi con khi ly hôn. Cụ thể, căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ thỏa thuận về người trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng con cái, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau ly hôn đối với con (nghĩa vụ cấp dưỡng); nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xét xử quyết định giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi trên cơ sở đảm bảo tốt nhất cho con cái; nếu con cái đã từ đủ 7 tuổi trở lên thì cần xem xét thêm nguyện vọng của cháu; hoặc nếu con cái dưới 3 tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ khi mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng cháu hoặc cha mẹ có thỏa thuận cho người cha nuôi và thỏa thuận này đảm bảo cho lợi ích của con).
Như vậy, qua bài viết trên đã cơ bản chỉ ra và phân tích làm rõ cho bạn đọc về quyền nuôi con khi ly thân. Nếu có bất kì vướng mắc nào xung quanh vấn đề này nói riêng hoặc liên quan đến lĩnh vực luật hôn nhân gia đình hoặc các lĩnh vực pháp luật khác nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài số 1900 6512 của Công ty luật DFC, đội ngũ chuyên viên, luật sư tư vấn am hiểu pháp luật, giàu kĩ năng kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp, tháo gỡ khó khăn cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!