Trong các vụ án ly hôn thì tranh chấp về quyền nuôi con xảy ra rất phổ biến. Vậy quyền nuôi con dưới 7 tuổi khi vợ chồng ly hôn thuộc về ai? Cùng Luật sư DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.
Xem thêm: Tìm hiểu về quyền nuôi con trên và dưới 3 tuổi khi ly hôn
Ai được quyền nuôi con dưới 7 tuổi sau khi ly hôn?
Hỏi: Kính chào Luật sư DFC tôi có vấn đề này xin được Luật sư giải đáp. Tôi đã kết hôn với vợ được 5 năm giữa tôi với cô ấy có một đứa con 4 tuổi, một căn hộ chung cư đứng tên cả hai người. Giờ tôi muốn ly hôn với cô ấy xin phép Luật sư cho tôi hỏi sau khi ly hôn thì tôi có quyền giữ căn nhà và nuôi cháu bé được không ạ. Rất mong được Luật sư giúp đỡ và giải đáp về quyền nuôi con dưới 7 tuổi khi ly hôn, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi xin tư vấn về Luật sư DFC chúng tôi, với tình huống của bạn chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ và xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nuôi dưỡng con cái là nghĩa vụ của cả cha lẫn mẹ cả hai người có những quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái. Tuy nhiên khi cha và mẹ tiến hành ly hôn sẽ khiến cho khả năng thực hiện việc nuôi dưỡng con cái của một bên sẽ bị hạn chế. Cụ thể con sau ly hôn sẽ được giao cho cho một bên nuôi dưỡng và bên còn lại sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Tuy nhiên nếu một bên lạm dụng việc thăm con và khiến bên trực tiếp nuôi dưỡng cảm thấy cuộc sống bị ảnh hưởng thì có thể bị Tòa hạn chế quyền thăm nom của người đó, điều này là rất thiệt thòi cho cha hoặc mẹ không thể giành được quyền trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp của anh do con của anh đang ở độ tuổi từ 36 tháng tuổi đến 7 tuổi cho nên khi ly hôn Tòa sẽ căn cứ vào những yếu tố sau để quyết định ai là người có quyền nuôi con dưới 7 tuổi trong trường hợp này, nếu con anh trên 7 tuổi thì khi quyết định ai nuôi đứa bé phải tham khảo ý kiến của cháu để quyết định.
Thứ nhất thỏa thuận về việc ai là người nuôi dưỡng con giữa hai vợ chồng. Căn cứ khoản 2, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 anh và chị có thể thỏa thuận thuận riêng về việc ai là người sẽ nuôi dưỡng con cũng như quyền và nghĩa vụ của người còn lại như thế nào. Khi tiến hành ly hôn tại Tòa, Thẩm phán giải quyết vụ việc sẽ căn cứ vào thỏa thuận của hai người để công nhận quyền nuôi dưỡng cháu bé
Thứ hai nếu hai vợ chồng không thể tiến hành thỏa thuận được ai sẽ trực tiếp nuôi dưỡng cháu bé thì sẽ yêu cầu Tòa giải quyết. Khi đó, Tòa sẽ căn cứ xem bên nào có khả năng đáp ứng quyền lợi mọi mặt của con nhất sẽ được trực tiếp nuôi cháu bé.
Xét đến yếu tố này, Tòa sẽ dựa trên khả năng kinh tế của hai vợ chồng bao gồm việc ai có công việc ổn định, ai có thu nhập cao hơn cũng như như ai có chỗ ở cố định. Bên cạnh yếu tố kinh tế, Tòa sẽ xét đến yếu tố tinh thần xem ai là người có đời sống lành mạnh hơn hay ai là người có nhiều thời gian ở bên chăm sóc cháu bé hơn. Từ đó sẽ quyết định việc con gái của anh sẽ do anh hay vợ anh nuôi
Theo khoản 2, Điều 59, Luật hôn nhân và gia đình 2014 nguyên tắc chia tài sản của vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ là chia đều 50 - 50. Tuy nhiên có thể căn cứ theo khả năng đóng góp của hai vợ chồng trong việc tạo lập tài sản chung, điều kiện kinh tế của hai người cũng như lỗi của vợ chồng dẫn đến hôn nhân tan vỡ mà Tòa có thể điều chỉnh tỷ lệ chia tài sản trên.
Bên cạnh đó nguyên tắc này cũng đề cập tới việc nếu tài sản là nhà ở, nhà đất thì hai bên tiến hành thỏa thuận xem ai là người được giữ lại tài sản thì người đó sẽ có nghĩa vụ trả tiền tương đương với phần giá trị được hưởng theo quyết định của Tòa.
Như vậy, anh có thể giữ lại ngôi nhà nếu thỏa thuận được việc đấy với vợ của anh cũng như thanh toán được số tiền tương đương giá trị ngôi nhà mà chị ý được hưởng.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề về phân chia tài sản và quyền nuôi con dưới 7 tuổi sau ly hôn. Nếu bạn đọc qua bài viết vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được giải đáp một cách trực tiếp.
Bài viết cùng chủ đề
=> Tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn phải làm như thế nào?
=> Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình
=> Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương
LS. Lê Minh Công