Kỷ luật sa thải là gì? Quy trình xử lý kỷ luật sa thải?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:26 - 23/09/2020

Quy trình xử lý kỷ luật sa thải là gì? Là một trong những vấn đề được quy định và ghi nhận tại Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Tuy nhiên, xung quanh những quy định này còn có nhiều vấn đề cần làm rõ. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và Quý Khách hàng thì Tổng đài tư vấn luật 1900.6512 - Công ty luật DFC sẽ gửi đến bài viết sau đây:

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2020

 Kỷ luật sa thải là gì? Quy trình xử lý kỷ luật sa thải?

Kỷ luật sa thải là gì? Quy trình xử lý kỷ luật sa thải?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2012 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
  • Văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động 2012

Nội dung tư vấn

1. Kỷ luật sa thải là gì?

Kỷ luật sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 125, Bộ luật lao động 2012. Trong khi đó kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

Hình thức kỷ luật sa là hình thức kỷ luật cao nhất mà người sử dụng lao động có thể áp dụng với người lao động. Hậu quả pháp lý của hình thức xử lý này sẽ dẫn tới sự chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động do đó người sử dụng lao động không thể tùy tiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này trong thực tế. Theo quy định tại Điều 126, Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp sau người sử dụng lao động mới có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động. Cụ thể:

“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

2. Quy trình xử lý kỷ luật sa thải?

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm nội quy công ty

Căn cứ khoản 12, Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 30 Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động 2012 người sử dụng lao động cần lưu ý các trình tựquy trình xử lý kỷ luật sa thải như sau:

- Trường hợp người sử dụng lao động trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm của người lao động phải tiến hành hành lập biên bản tại chỗ với hành vi đó đồng thời thông báo cho tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và cha mẹ người lao động trong trường hợp người lao động dưới 18 tuổi

- Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi đó sau thời điểm hành vi vi phạm xảy ra phải chứng minh được lỗi của người lao động đồng thời phải đảm bảo vẫn còn thời hiệu xử lý kỷ luật thì tiến hành. Ngay sau đó, người sử dụng lao động cần tiến hành thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở và cha mẹ người lao động nếu người lao động dưới 18 tuổi. Đảm bảo các thành viên trên phải có mặt thì cuộc họp mới có thể diễn ra. Đối với người được nhận thông báo phải có nghĩa vụ phản hồi sẽ tham gia cuộc họp hay không trong 3 ngày, nếu không thể tham dự hoặc phản hồi có mà hôm phiên họp diễn ra không xuất hiện thì người sử dụng lao động vẫn tiễn hành cuộc họp. Kết quả của cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hình thức, trình tựquy trình xử lý kỷ luật sa thải cần phải biết. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.