Quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003

Luật Sư: Lê Minh Công

08:50 - 12/11/2020

Quy định về việc thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003 như thế nào? Quy định về việc thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 đã có nhiều đổi mới so với quy định theo Luật Đất đai 2003.

Xem thêm: Thu hồi đất trong trường hợp nào? Mẫu quyết định thu hồi đất hiện hành.

Quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003
Quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003

Hỏi: Chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi quy định về việc thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 có khác gì so với quy định về việc thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003 không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn: Chào bạn. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực pháp luật thì văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề pháp luật liên quan đến đất đai là Luật Đất đai 2003. Theo Luật Đất đai 2013, các trường hợp bị thu hồi đất bao gồm:

  • Thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh;
  • Thu hồi đất với mục đích phát triển kinh tế xã hội; vì lợi ích cộng đồng, quốc gia;
  • Thu hồi đất vì có vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả đất hoặc đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Theo đó, có 4 nguyên nhân chính sẽ dẫn tới thu hồi đất như trên. Thẩm quyền thu hồi đất thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2003, có các nguyên nhân thu hồi đất:

- Nhà nước thu hồi đất nhằm mục đích phục vụ cho quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;

- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

- Đất sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả;

- Người sử dụng đất có những hành vi cố ý hủy hoại đất;

- Đất được giao không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

- Đất bị lấn, chiếm trong trường hợp: đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm; đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất cho nhà nước;

- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;

- Đất được giao trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liên tục; đất được giao trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liên tục;

- Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê nhằm thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng liên tục trong thời hạn mười hai tháng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng liên tục so với tiến độ đã ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.

Như vậy, về cơ bản, các quy định về thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003 không có nhiều khác biệt so với Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, về các trường hợp thu hồi đất giữa hai bộ luật có sự khác biệt. Trong Luật Đất đai 2003, nguyên nhân dẫn đến thu hồi đất có nguyên nhân “đất sử dụng không có hiệu quả” nhưng đến Luật Đất đai 2013 đã bỏ nguyên nhân này.

Thêm vào đó, Luật Đất đai 2013 bổ sung thêm nguyên nhân thu hồi đất: “đất có nguy cơ gây đe dọa tới tính mạng con người” mà Luật Đất đai 2003 không có. Mặt khác, từ các nguyên nhân thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 đã phân loại và xếp vào 4 nhóm nguyên nhân chính có tính lý luận và liên kết chặt chẽ với nhau, không còn lẻ tẻ và rời rạc như Luật Đất đai 2003.

Như vậy, thông qua bài viết trên, mong bạn có thể hiểu hơn về các trường hợp thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật 1900.6512 của Công ty Luật DFC. Các Luật sư của Công ty Luật DFC luôn sẵn lòng trợ giúp pháp lý cho bạn.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.