Nguyên tắc trả lương và quy định về thời gian trả lương hàng tháng

Luật Sư: Lê Minh Công

11:00 - 15/10/2020

Những quy định về thời gian trả lương, thời hạn trả lương luôn là những điều khoản bắt buộc và quan trọng nhất trong hợp đồng lao động. Tuy đã có sự thỏa thuận rõ ràng nhưng trên thực tế nhiều người sử dụng lao động vì nhiều lý do chủ quan hay khách quan vẫn vi phạm những quy định đó.

Xem thêm: Các quy định về tiền lương mới nhất năm 2020

Quy định về thời gian trả lương

Quy định về thời gian trả lương năm 2020

Vậy chậm trả lương ở Doanh nghiệp có bị phạt không? Hãy đến với bài viết dưới đây của Luật sư DFC để có được góc nhìn chính xác nhất về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Nội dung tư vấn

1. Nguyên tắc trả lương theo quy định của BLLĐ?

Thứ nhất: Nguyên tắc thỏa thuận, quan hệ lao động được phát sinh trên yếu tố tự nguyện, tự do thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng vấn đề tạm ứng lương… đều do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên người sử dụng lao động cần chú ý đến các quy định về mức giới hạn do Nhà nước đặt ra như mức lương tối thiểu các loại để đảm bảo tính hợp pháp cho những thỏa thuận về tiền lương.

Khi thực hiện nguyên tắc thỏa thuận cần kết hợp với tính ấn định về tiền lương. Trong những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, bảo vệ quan hệ hai bên và lợi ích của xã hội thì Nhà nước sẽ ấn định mức trả lương không phụ thuộc trực tiếp vào thỏa thuận của hai bên như trả lương trong thời gian ngừng việc, nghỉ việc trái quy định pháp luật.

Thứ hai: Nguyên tắc phân phối theo lao động, nguyên tắc này trong lĩnh vực trả lương được thể hiện qua ba nội dung sau:

  • Căn cứ theo số lượng và chất lượng lao động để trả lương;
  • Căn cứ theo điều kiện lao động để trả lương;
  • Căn cứ theo năng suất lao động để trả lương.

2. Quy định về thời gian trả lương hàng tháng?

Tùy vào đối tượng công việc mà người lao động sẽ có hình nhận lương phù hợp theo quy định về thời gian trả lương tại Điều 95, Bộ luật lao động 2012:

- Đối với công việc trả lương theo thời gian thì có thể căn cứ trả lương theo số giờ làm việc hoặc số ngày làm việc, đối với công việc trả lương theo sản phẩm thì căn cứ vào số lượng sản phẩm để trả lương. Người sử dụng lao động có thể trả lương gộp vào một lần nhưng ít nhất 15 ngày phải trả lương một lần cho người lao động.

- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

- Người lao động hưởng lương theo công việc khoán thì đến khi hoàn thành công việc sẽ được nhận lương đầy đủ. Tuy nhiên nếu công việc kéo dài trong nhiều tháng thì người lao động có thể yêu cầu được tạm ứng lương lương tương đương với khối lượng công việc mà mình đã làm được trong tháng.

3. Trả lương không đúng thời hạn có bị phạt không? Chậm trả lương ở doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 15/04/2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động có quy định mức phạt cho người sử dụng lao động nếu trả lương không đúng thời hạn cho người lao động. 

Căn cứ theo số lượng người lao động bị chậm trả lương ở doanh nghiệp mà người sử dụng lao động có thể bị từ 5 triệu đến 50 triệu đồng nếu là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi tức là từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Cụ thể :

 Mức lương cơ sở (đồng/tháng)
SỐ LAO ĐỘNG BỊ CHẬM TRẢ LƯƠNGMỨC PHẠT
01 - 10 người05 - 10 triệu đồng
11 - 50 người10 - 20 triệu đồng
51 - 100 người20 - 30 triệu đồng
101 - 300 người30 - 40 triệu đồng
310 người trở lên40 - 50 triệu đồng

*Mức phạt trên cũng sẽ áp dụng đối với các hành vi liên quan đến lương sau:

  • Trả lương không đủ cho người theo thỏa thuận, bùng tiền lương;
  • Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  • Tự ý khấu trừ tiền lương của người lao động không có căn cứ;
  • Trả lương không đúng quy định khi tạm thời luân chuyển người lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc.

4. Thời hạn thanh toán lương khi nghỉ việc cho người lao động như thế nào?

Căn cứ khoản 2, Điều 47, Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian trả lương và quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi mỗi bên. Trường hợp phức tạp không thể xử lý trong 7 ngày có thể gia hạn việc thanh toán nhưng không được quá 30 ngày. 

- Như vậy thời hạn thanh toán lương khi nghỉ việc của người lao động là không vượt quá 30 ngày.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến nguyên tắc trả lương và quy định về thời gian trả lương hàng tháng mà chúng tôi muốn bạn đọc phải nắm được. Hi vọng nội dung trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

Trong trường hợp còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề về lương, các quy định về thời gian trả lương, các vấn đề về chậm trả lương ở doanh nghiệp cũng như nội dung khác liên quan đến tranh chấp lao động xin vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn miễn phí một cách chi tiết nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.