Quy định và thủ tục tách thửa đất thổ cư mới nhất

Luật Sư: Lê Minh Công

10:30 - 29/05/2020

Hiện nay quá trình tách thửa đang diễn ra ngày một phổ biến, đặc biệt là các thủ tục tách thửa đất thổ cư, theo đó thì việc tách thửa đất chính là quy trình tách thửa đất thổ cư phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều chủ thể khác nhau.

Do vậy khi thực hiện quá trình tách thửa đất thổ cư phải thực hiện đúng các trình tự thủ tục theo quy định tách thửa mới nhất của pháp luật. Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Tìm hiểu thêm:

1. Tách Thửa là gì? 

Để nắm rõ các quy định của pháp luật về các quy trình, thủ tục tách đất thổ cư mới nhất, cần hiểu thế nào là tách thửa? và khi thực hiện các thủ tục tách thửa đất thổ cư sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện gì? 

quy định tách thửa mới nhất

Theo quy định của pháp luật hiện nay, quá trình tách thửa đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.

2. Điều kiện quy định tách thửa mới nhất

Diện tích tối thiểu để tách thửa đất chính là điều kiện quan trọng để xác định thửa đất đó có đáp ứng các điều kiện của pháp luật để thực hiện việc tách thửa hay không, trên thực tế thì việc quy định diện tích tách thửa tối thiểu là bao nhiêu nó phụ thuộc vào từng khu vực, vùng miền khác nhau. Do đó trước khi thực hiện tách thửa cần theo đúng các quy định tách thửa mới nhất như sau: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, điều kiện để chủ thể thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Mảnh đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3 điều 186 và Khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013.
  • Mảnh đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất đang không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
  • Đất đang trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra trong trường hợp đối với thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì điều kiện tách thửa đất thổ cư được thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

3. Trình tự, thủ tục tách đất thổ cư

Thứ nhất: Người có nhu cầu cần nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa đất thổ cư gồm:

  •  Cần có đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, của từng hộ gia đình, cá nhân có kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc) đã cấp hoặc đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì cần có hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
  • Nếu có chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì cần có Văn bản thỏa thuận. 
  • Về phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt. 
  • Nộp biên bản giao nhận đất ruộng theo phương án “dồn điền đổi thửa”. 

Thứ hai: Nếu xem xét đã đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về điều kiện tách thửa đất thổ cư, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Tiến hành đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.
  • Lập hồ sơ trình cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa.
  • Thực hiện việc chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Chi phí tách thửa đất thổ cư

Tùy thuộc vào diện tích thửa đất thổ cư mà người có nhu cầu cần tách và tùy vào mỗi khu vực, vùng miền và diện tích của thửa đất chi phí tách thửa đất sẽ khác nhau, thông thường để thực hiện các thủ tục tách thửa đất thổ cư chi phí phải nộp khoảng vài triệu đồng hay vài chục triệu đồng tùy thuộc vào diện tích thửa đất và giá cả đất tại thời điểm đó. 

5. Thẩm quyền:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất thổ cư và quá trình tách thửa đất thổ cư được thực hiện theo các quy định của pháp luật, cụ thể là Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn. 

Trên đây là tất cả các quy trình, thủ tục về quá trình tách thửa đất thổ cư, do đó nếu người dân có nhu cầu tách thửa cần đáp ứng các điều kiện tổi thiếu về diện tích cũng như đáp ứng các yêu cầu về mặt thủ tục. Để được hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tách thửa đất thổ cư, đất ở mời bạn đọc liên hệ qua tổng đài tư vấn luật đất đai 19006512 để được tư vấn tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.