Pháp luật xử lý hợp đồng lao động vô hiệu như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

14:31 - 07/09/2020

Hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Đây là một trong những vấn đề được quy định và ghi nhận tại Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

Hợp đồng lao động vô hiệu

Tuy nhiên trong thực tế việc tiếp cận các quy định pháp lý này còn nhiều hạn chế do nhiều quy định liên quan đến vấn đề này được trải rộng trên nhiều văn bản pháp luật. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và Quý Khách hàng thì Văn phòng Luật sư DFC sẽ gửi đến các bạn bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2012;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động 2012;

Nội dung tư vấn:

1. Hợp đồng lao động vô hiệu là gì?

Hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, hợp đồng lao động này chứa đựng các điều khoản vi phạm quy định của pháp luật. Các điều khoản này có thể liên quan đến các nội dung:

  • Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
  • Công việc trong hợp đồng lao động mà hai bên giao kết là công việc mà pháp luật cấm;
  • Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, hoạt động và gia nhập của tổ chức công đoàn;

Hợp đồng lao động mà vi phạm một trong các nội dung trên hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng vi phạm thì được coi là hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ theo quy định tại khoản 1, Điều 50, Bộ Luật lao động 2012. 

Trường hợp mà hợp đồng lao động có nội dung vi phạm quy định pháp luật mà nội dung đó không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng vô hiệu từng phần theo quy định tại khoản 2, Điều 50, Bộ luật lao động 2012.

2. Thẩm quyền tuyên bố, khiếu nại và khởi kiện khi hợp đồng lao động vô hiệu?

Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu được trao cho Chánh thanh tra Sở lao động thương binh - xã hội và Tòa án nhân dân. Cụ thể:

*Thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở lao động thương binh - xã hội:

- Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong quá trình thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động nếu phát hiện sai phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 50 của Bộ luật lao động 2012 như trên thì tiến hành lập biên bản đồng thời yêu cầu người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung. 

- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được biên bản hai bên trong quan hệ lao động phải tiến hành sửa đổi. Nếu hết hạn sửa đổi mà hai bên không thực hiện người lập biên bản xử phạt sẽ chuyển gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn sửa đổi

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Quyết định này sẽ được gửi đến từng người trong quan hệ lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

*Thẩm quyền của Tòa án nhân dân:

- Căn cứ theo quy quy định tại khoản 1, Điều 401, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố  hợp đồng lao động vô hiệu.

- Thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 10 ngày, hết thời hạn này Tòa sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Sau khi thụ lý, Tòa phải gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và Viện kiểm sát cùng cấp

3. Pháp luật xử lý về hợp đồng lao động từng phần

Theo quy định tại Điều 10, Nghị định 44/2013/NĐ-CP đối với vấn đề liên quan đến xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần trình tự giải quyết sẽ như sau:

- Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từ Chánh thanh tra Sở lao động thương binh - xã hội hoặc của Tòa án nhân dân có thẩm quyền, người lao động và người sử dụng lao động phải sửa đổi bổ sung hợp đồng vi phạm bằng việc ký kết phụ lục lao động hoặc giao kết một hợp đồng lao động mới.

- Trong thời hạn từ khi có tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu đến khi hai bên tiến hành ký bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc ký mới hợp đồng lao động thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động hay người lao động cố tình không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung sau khi có quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu có thể bị xử phạt hành chính và cưỡng chế thực hiện đồng thời tiến hành bồi thường thiệt hại nếu có cho bên bị thiệt hại do hành vi chây ì thi hành quyết định của mình theo quy định định của pháp luật lao động và dân sự hiện hành.

4. Pháp luật xử lý về hợp đồng lao động toàn phần

Theo quy định tại Điều 11, Nghị định 44/2013/NĐ- CP liên quan đến vấn đề xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn phần về trình tự giải quyết sẽ không giống nhau và cách giải quyết từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hợp đồng lao động đó bị tuyên bố vô hiệu. Cụ thể:

TH1: Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu được đưa ra, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động. 

TH2: Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu người sử dụng lao động có nghĩa vụ ký mới hợp đồng lao động với người lao động theo quy định pháp luật lao động. Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động trong thời gian từ khi các bên nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu đến khi một hợp đồng mới được ký kết.

TH3: Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng mới nếu không thể tiến hành giao kết hợp đồng mới thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

TH4: Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng mới.

Như vậy, trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu hiện nay. Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất.

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Tư vấn hợp đồng lao động vô hiệu

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.