Tổng đài 1900 6512 chúng tôi những ngày qua nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến các mức lương cơ sở hiện nay. Phần lớn khách hàng gặp phải khó khăn trong việc phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng cũng như còn nhiều băn khoăn về mức lương cơ sở hiện hành đang áp dụng là mức nào.
Để các bạn có thể hiểu và tránh gặp phải những nhầm lẫn trong thực tế Văn phòng luật sư DFC chúng tôi sẽ giải đáp quy định pháp luật về mức lương cơ sở hiện nay trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng là gì? Các mức lương tối thiểu vùng năm 2020
Mức lương cơ sở là gì? Các mức lương cơ sở 2020 là bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Lương cơ sở là mức lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Bên cạnh đó mức lương cơ sở còn được dùng để tính thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp tư nhân cũng như là căn cứ để tính mức đóng bảo hiểm xã hội cao nhất (không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở).
Mọi người cần hết sức chú ý và tránh nhầm lẫn mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng. Nếu như mức lương tối thiểu vùng có 4 mức lương tương ứng với 4 vùng được phân biệt dựa trên điều kiện kinh tế - lãnh thổ, thói quen sinh hoạt, chi tiêu chung của người dân. Thì mức lương cơ sở chỉ có một con số duy nhất, điều này là phù hợp vì mức lương tối thiểu vùng được áp dụng trong khu vực ngoài nhà nước còn mức lương cơ sở được áp dụng trong khu vực nhà nước nên không thể có sự phân biệt giữa cán bộ, công chức, viên chức ở vùng này với vùng khác được.
Điểm chung giữa các mức lương cơ sở với các mức lương tối thiểu vùng là thường không thể giữ cố định qua các năm mà liên tục thay đổi để đảm bảo nhu cầu sống của người được hưởng trước những biến động của tỷ giá hàng hóa so với thu nhập phụ thuộc vào những yếu tố không thể lường trước như tình hình kinh tế - chính trị thế giới, biến đổi khí hậu hay bất cứ nguyên nhân khác ảnh hưởng đến lạm phát trong xã hội.
*Bảng tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm:
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở (đồng/tháng) |
Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005 | 290.000 |
Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006 | 350.000 |
Từ 01/10/2006 đến hết tháng12/2007 | 450.000 |
Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008 | 540.000 |
Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009 | 650.000 |
Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011 | 730.000 |
Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 | 830.000 |
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 | 1.050.000 |
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 | 1.150.000 |
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 | 1.210.000 |
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 | 1.300.000 |
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 | 1.390.000 |
Từ 01/07/2019 | 1.490.000 |
Căn cứ Nghị quyết 70/2018/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 09/11/2018 thì mức lương cơ sở tính từ ngày 01/07/2019 là 1.490.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên theo Nghị quyết 86/2019/QH14 mới nhất của Quốc hội ban hành ngày 12/11/2019 thì mức lương cơ sở 2020 đã được sửa lại từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.600.000 đồng/tháng áp dụng từ 01/07/2020.
Như vậy mức lương cơ sở năm 2020 sẽ có hai mức được áp dụng, mức lương thứ nhất là 1.490.000 đồng/tháng có hiệu lực từ 01/01/2020 đến 30/06/2020 và mức lương thứ hai là 1.600.000 đồng/tháng có hiệu lực từ 01/07/2020 đến 31/12/2020.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về vấn đề mức lương cơ sở mà chúng tôi muốn các bạn phải lưu ý và nắm được. Nếu trong thực tế còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6512 của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công