Mức lương tối thiểu vùng là gì? Các mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

14:48 - 05/10/2020

Quan hệ pháp luật lao động về bản chất dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu để các bên tự thỏa thuận hết sẽ dẫn tới khả năng người lao động bị ép buộc phải chấp nhận những điều khoản bất lợi là rất cao. Trong đó có các điều khoản về mức lương mức lương tối thiểu vùng.

Xem thêm: Quy định về mức lương thử việc theo quy định mới năm 2020

Các mức lương tối thiểu vùng năm 2020Mức lương tối thiểu vùng là gì? Các mức lương tối thiểu vùng năm 2020?

Nhận thức được điều này các quy định lao động phải hướng tới đảm bảo cho người lao động điều kiện sống tối thiểu và một trong số đó được thể hiện qua quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2020 hiện nay. Vậy những quy định pháp lý nào đáng lưu ý khi đề cập đến vấn đề này, hãy cùng Văn phòng Luật sư DFC chúng tôi giúp bạn giải đáp nó qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định, áp dụng cho người lao động là việc từng vùng lãnh thổ nhất định. Những đặc trưng riêng như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, thói quen sinh hoạt trong cộng động là những yếu tố để phân vùng lãnh thổ. Từ đó cũng sẽ là căn cứ để xác định nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ trong khu vực, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu để Doanh nghiệp mang ra thỏa thuận với người lao động trong điều kiện lao động bình thường, đảm bảo đủ thời gian làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Tuy nhiên, tùy trình độ của người lao động sẽ có mức lương tối thiểu áp dụng riêng:

  • Đối với những người lao động làm công việc đơn giản nhất mức lương không được thấp hơn mức quy định tại Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
  • Đối với những người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo tại các cơ sở giáo dục theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Ví dụ: Người lao động có bằng Đại học đang làm việc tại Hà Nội, mức lương tối thiểu họ sẽ nhận được sẽ là mức lương tối thiểu vùng I  x7% + mức lương tối thiểu vùng I đang được quy định hiện hành.

2. Các mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Con số lương tối thiểu để sống và sinh hoạt thường rất khó xác định, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khó lường trước như cung - cầu lao động, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, sự biến động của thời tiết và các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ lạm phát trong xã hội. Cho nên, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tại Việt Nam thường xuyên thay đổi và không giữ cố định. 

Hiện nay, theo Điều 3 của Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì có bốn mức lương tối thiểu vùng 2020 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2020 như sau:

  • Mức lương tối thiểu vùng 1: Mức 4.420.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp trên địa bàn vùng I;
  • Mức lương tối thiểu vùng 2: Mức 3.920.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp trên địa bàn vùng II;
  • Mức lương tối thiểu vùng 3: Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng với doanh nghiệp trên địa bàn vùng III;
  • Mức lương tối thiểu vùng 4: Mức 3.070.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Người lao động muốn biết chi tiết mình thuộc địa bàn nào trong bốn vùng trên thì tham khảo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Mức lương tối thiểu vùng 2020 hiện nay có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, tính trên thu nhập người nộp thuế sau khi đã trừ các khoản giảm trừ gia cảnh và thu nhập không phải đóng thuế.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi 2012 quy định những đối tượng có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam sau sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trên một năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ khi có mặt ngày đầu tiên
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn

Bên cạnh đó quy định của pháp luật về thuế liệt các thu nhập từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế chính của thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể bất cứ khoản tiền nào có tính chất tiền lương, tiền công kể cả các khoản phụ cấp, trợ cấp theo đối tượng người lao động hoặc theo lĩnh vực, ngành nghề làm việc đều là thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào những nội dung bên trên, có thể kết luận mức lương tối thiểu vùng 2020 là một khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trong năm 2020. Tuy nhiên mức lương trên chưa chắc đã là thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân, bởi thu nhập tính thuế là phần thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh. Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay mức giảm trừ gia cảnh tối thiểu là 9 triệu đồng/ 1 người/ 1 tháng, ngoài ra nếu cá nhân chứng minh được đang nuôi con chưa đến tuổi lao động cũng như phải phụ dưỡng cha, mẹ không còn khả năng lao động sẽ được giảm trừ thêm 3,6 triệu đồng/ 1 tháng ứng với một người phụ thuộc.

Trên đây là toàn bộ phần giải đáp của chúng tôi xoay quanh quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Nếu trên thực tế xác lập quan hệ lao động bạn xảy ra tranh chấp về vấn đề này mà cần được tư vấn và giải đáp thêm xin vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 của chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.