Một số khái niệm cơ bản trong thi hành án dân sự

Luật Sư: Lê Minh Công

11:05 - 10/03/2021

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều bạn đọc gửi câu hỏi về cho Luật sư DFC hỏi về các khái niệm và một số thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực thi hành án dân sự điển hình như: Thi hành án dân sự là gì? Hoãn thi hành án dân sự là gì?, Người thi hành án dân sự là gì?, Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?,…

Chúng tôi đã nghiên cứu và tiến hành soạn thảo nên bài viết dưới đây, ngoài ra còn rất nhiều các khái niệm và thuật ngữ có liên quan khác chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc vào trong số bài viết tiếp theo. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

Một số khái niệm cơ bản trong thi hành án dân sự
Một số khái niệm cơ bản trong thi hành án dân sự

1. Thi hành án là gì ?

Căn cứ vào quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, chúng ta có thể hiểu về cơ bản thi hành án là sự phối hợp hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân để thi hành án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Quá trình này phải được thực hiện theo một quy trình và thủ tục rất chặt chẽ và chi tiết.

Thi hành án là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó (ví dụ: thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời của Tòa án; trong quá trình thi hành án, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu cơ quan thi hành án hoãn thi hành án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án để xét xử lại bản án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm ...).

Tuy nhiên, hoạt động thi hành án có tính độc lập tương đối, thể hiện ở chỗ nó bắt đầu bằng một quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án về việc thi hành án. Các quyết định này có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Cơ quan, tổ chức, công dân trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ thi hành, phối hợp thực hiện để thi hành án có hiệu quả. Hoạt động thi hành án phản ánh một đặc điểm chứng tỏ đó không phải là hoạt động tố tụng thuần túy.

Ngoài các chủ thể như Tòa án, Viện kiểm sát, chúng ta có thể thấy các chủ thể tham gia giai đoạn thi hành án rất nhiều và đa dạng hơn so với các quá trình tố tụng trước đây, ví dụ như UBND địa phương nơi cư trú của người phải thi hành án; Cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án làm việc ...

2. Hoãn thi hành án là gì ?

Hoãn thi hành án là việc chuyển việc thi hành bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật sang một thời điểm muộn hơn so với thời gian dự định ban đầu. Việc hoãn thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành án quyết định bằng văn bản.

Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự có quyền ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây:

1) Người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lí do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định, người đó phải tự mình thực hiện;

2) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thị hành;

3) Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chỉ phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;

4) Có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được Toà án thụ lí, giải quyết;

5) Có yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Khi có quyết định hoãn thi hành án thì việc tạm hoãn thi hành án không được thi hành cho đến khi hết lý do hoãn thi hành án. Trường hợp hoãn thi hành án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì thời hạn tạm đình chỉ thi hành án không quá chín mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn thi hành án. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày hết điều kiện hoãn thi hành án hoặc hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị mà không có kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.

3. Người thi hành án dân sự là gì ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật THADS năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định về người được thi hành án như sau:

“Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành”.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật THADS năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định về người phải thi hành án như sau:

“Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành”.

4. Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì ?

Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm việc thi hành án. Quyền, nghĩa vụ thực tế được xác định trong bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Việc thi hành án dân sự có thể được nhìn nhận dưới góc độ của một quan hệ pháp luật, một thiết chế pháp lý hoặc một hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tế.

Trên đây là một số chia sẻ cơ bản về một số khái niện trong thi hành án dân sự mà Luật sư DFC muốn gửi đến bạn đọc, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được gặp và trao đổi với Luật sư DFC. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc!

Bài viết cùng chủ đề:

Ý nghĩa và đặc điểm việc giải quyết Thi hành án dân sự tại DFC

Khái quát về dịch vụ tư vấn giải quyết thi hành án của DFC

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.