Như chúng ta đã biết thủ tục tố tụng ở Việt Nam diễn ra tập chung chủ yếu ở 2 cấp xét xử chính là sơ thẩm và phúc thẩm. Vậy trong trường hợp mà bản án sơ thẩm được tuyên mà các đương sự chưa thực sự thỏa đáng với những phán quyết của TAND cấp sơ thẩm mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo thì hoàn toàn có thể làm đơn kháng cáo để TAND cấp phúc thẩm xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng.
Vậy thì đơn kháng cáo phúc thẩm có nội dung như nào? Trình bày bố cục các phần ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc tháo gỡ các vấn đề nêu trên. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được giải đáp chi tiết nhất các vấn đề liên quan đến mẫu đơn kháng cáo phúc thẩm.
Tải mẫu đơn kháng cáo phúc thẩm tại đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO PHÚC THẨM
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ....................................
Họ tên người kháng cáo: (2) ................................................................................
Địa chỉ hiện nay: (3) ................................................................................................
Số điện thoại liên hệ khi cần thiết:……………… ……Số Fax:........................
Địa chỉ hòm thư điện tử.........................................................................(nếu có)
Tư cách tham gia tố tụng là:(4).............................................................................
Kháng cáo về: (5)...........................................................................................
Lý do dẫn đến việc quyết định kháng cáo:(6)...............................................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết một số việc sau đây:(7)............
Những tài liệu, chứng cứ đã bổ sung kèm theo đơn kháng cáo bao gồm:(8).....
..................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)
(Ký và ghi đầy đủ họ tên)
(1) Ghi tên của Tòa án nhân dân mà đã tiến hành xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp quân/huyện/thị xã thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân quận/huyện/thị xã nào, thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc TW nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A, tỉnh B); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh/TP trực thuộc TW thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố thuộc TW) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng). Cần ghi rõ địa chỉ cụ thể, chi tiết của Tòa án (nếu như đơn kháng cáo được gửi qua hình thức bưu điện).
(2) Nếu chủ thể kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ họ và tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo tiến hành ủy quyền cho cá nhân khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người tiến hành kháng cáo, của người kháng cáo đã ủy quyền việc kháng cáo, nếu người kháng cáo là các đơn vị, cơ quan, tổ chức thì ghi tên của các cơ quan, tổ chức đó (ghi như đã trình bày trong đơn kháng cáo) và ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tiến hành ủy quyền cho cá nhân khác kháng cáo thì ghi rõ họ và tên của người đại diện theo giấy/hợp đồng ủy quyền, của đương sự là các cơ quan, tổ chức đã ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty GLC do ông Nguyễn Văn T, Tổng giám đốc làm đại diện theo pháp luật).
(3) Nếu chủ thể kháng cáo là cá nhân thì phải ghi đầy đủ, rõ ràng địa chỉ nơi đã đăng ký cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn XC, xã VC, huyện DD, tỉnh VP); nếu chủ thể là cơ quan, tổ chức thì phải ghi rõ địa chỉ trụ sở, văn phòng chính của các cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 88 phố LP, quận HBT, thành phố HN).
(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của chủ thể tiến hành làm đơn kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn hoặc có thể là bị đơn trong vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Tú G trú tại nhà số 68 phố XN, quận HBT, thành phố YB theo giấy uỷ quyền xác lập vào ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty TNHH MTV ABC do ông Nguyễn Văn Hà – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền vào ngày…tháng…năm…).
(5) Ghi cụ thể kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm hoặc một phần nào đó của bản án, quyết định sơ thẩm mà chưa có hiệu lực pháp luật còn thời hạn kháng cáo. (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án về dân sự sơ thẩm số 08/2018/DS-ST ngày 15-02-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
(6) Ghi rõ lý do cụ thể dẫn đến việc kháng cáo bản án/quyết định.
(7) Nêu tường tận, cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo muốn Tòa án cấp phúc thẩm xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ và rõ ràng tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung đi kèm theo đơn kháng cáo để có thể chứng minh cho việc kháng cáo của mình là hoàn toàn có căn cứ và đúng luật .
(9) Nếu chủ thể soạn kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc phải điểm chỉ và ghi rõ, đầy đủ họ và tên của người soạn kháng cáo đó; nếu là các cơ quan, tổ chức tiến hành kháng cáo thì người được đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo phải ký tên, ghi rõ, đầy đủ họ và tên, chức danh của mình và đồng thời phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp các doanh nghiệp tiến hành kháng cáo thì việc sử dụng con dấu sẽ chiếu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến mẫu đơn kháng cáo phúc thẩm mà Luật sư DFC muốn gửi gắm đến bạn đọc, hy vọng nó phần nào giúp đỡ được bạn đọc trong thủ tục kháng cáo đối với các bản án quyết định của TA cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Kính mời bạn đọc liên hệ qua tổng đài tư vấn luật hình sự 19006512 để được gặp trực tiếp chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn đọc toàn bộ những vấn đề liên quan đến thủ tục kháng cáo.