Ly thân là gì? là một vấn đề xảy ra thường xuyên trong xã hội. Theo đó, khi hôn nhân phát sinh những mâu thuẫn hoặc vợ và chồng tuy rằng cảm thấy chán nản nhưng chưa có quyết định muốn kết thúc mối quan hệ hôn nhân ấy thì sự lựa chọn ly thân là một sự lựa chọn hợp lý. Để hiểu hơn những quy định của pháp luật liên quan đến ly thân là gì. Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty tư vấn Luật DFC xin gửi đến bạn bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa có một định nghĩa cụ thể thế nào là ly thân. Tuy nhiên, để có thể hiểu hơn về ly thân là gì một cách chung nhất thì ly thân là việc vợ và chồng trong một mối quan hệ hôn nhân được Nhà nước công nhận xảy ra những bất đồng về mục đích và quan điểm sống, mâu thuẫn trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nhau đối với gia đình hoặc thậm chí những mâu thuẫn rất nhỏ trong việc nuôi dạy con cái, sử dụng tài sản… Nhưng đó không dẫn đến việc các bên có ý chí muốn tiến hành ly hôn mà chỉ tạm thời “tách” nhau ra nhằm suy nghĩ về những hành động và lời nói của mình để đưa ra quyết định sau cùng là ly hôn hay tiếp tục mối quan hệ hôn nhân đó.
Khi ly thân thì quan hệ hôn nhân vợ chồng vẫn tiếp tục tồn tại và có hiệu lực pháp lý, được tôn trọng một cách tuyệt đối. Bản chất của ly thân chỉ là việc ăn, ở, ngủ, nghỉ của vợ chồng không cùng nhau mà có sự tách biệt. Điều này nhằm mục đích tạo điều kiện giúp hai bên vợ chồng có thời gian suy nghĩ lại những hành động của mình; tạo ra cơ hội tìm hiểu lại những thiếu sót của nhau hoặc suy nghĩ nghiêm túc cho quyết định sau cùng của bản thân là tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân hay tiến hành ly hôn theo quy định của pháp luật để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân ấy.
Ly thân cần những thủ tục gì? Khi yêu cầu xin ly thân, ngoài biên bản thỏa thuận ly thân hoặc đơn yêu cầu xin ly thân của hai vợ chồng, thì trong hồ sơ yêu cầu xin ly thân cũng cần có những giấy tờ sau:
Thời gian yêu cầu giải quyết: 04 – 06 tháng.
Ly thân có phải ra tòa không? Thời điểm được coi là phát sinh có hiệu lực của việc ly thân kể từ khi có sự đồng ý của cả vợ và chồng thì sẽ là trường hợp thuận tình ly thân, có hiệu lực pháp luật sau khi có sự xác nhận của cơ quan quản lý về hộ tịch ở đây là Ủy ban Nhân dân cấp xã (nếu cả hai vợ chồng đều là công dân mang quốc tịch Việt Nam) và Ủy ban Nhân dân cấp huyện (nếu có một bên vợ hoặc chồng không mang quốc tịch Việt Nam và bên còn lại mang quốc tịch Việt Nam).
Ngược lại, trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được với nhau mà vẫn tiến hành ly thân, đó là trường hợp đơn phương ly thân. Đối với trường hợp đơn phương xin ly thân chỉ phát sinh hiệu lực khi có quyết định có hiệu lực của Tòa án Nhân dân có thẩm quyền: đối với công dân Việt Nam với nhau thì thẩm quyền thuộc về Tòa án Nhân dân cấp huyện và đối với một bên vợ hoặc chồng không mang quốc tịch Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.