Ly hôn do mâu thuẫn gia đình - Có nên ly hôn hay tìm cách giải quyết?

Luật Sư: Lê Minh Công

11:02 - 06/01/2021

Ly hôn do mâu thuân gia đình có thể xảy ra với bất kỳ ai và đến bất cứ lúc nào. Vậy làm cách nào để giảm thiểu tối đa sự căng thẳng khi mâu thuẫn nảy sinh, nên xử lý và hòa giải như thế nào mới êm đẹp. Có phải đi đến việc ly hôn khi không thể nào xử lý được không? Sau đây Luật sư DFC xin gửi tới quý độc giả bài viết tư vấn dưới đây:

Xem thêm: Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản riêng trước và trong giai đoạn hôn nhân

Ly hôn do mâu thuẫn gia đình
Ly hôn do mâu thuẫn gia đình - Có nên ly hôn hay tìm cách giải quyết?

1. Mâu thuẫn gia đình về kinh tế, tiền bạc

Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về nguyên nhân ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế chiếm 13%, khó khăn về kinh tế và bạo lực gia đình thường được đề cập khi giải thích cho việc ly hôn.

Có thể thấy bên cạnh những lý do thường thấy thì mâu thuẫn về mặt kinh tế cũng là một trong những lý do chính dẫn đến việc ly hôn. Việc hai người sau khi kết hôn và về chung sống với nhau sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, lúc này để phân biệt rõ ràng tiền của anh hay tiền của tôi rất khó, hầu hết các cặp vợ chồng sẽ có những khoản tiền xài chung.

Khi đó, việc chi tiêu của người này không hợp ý người kia, hoặc việc giữ tiền riêng, việc một người đi làm kiếm tiền còn một người lại không làm ra tiền… luôn khiến các cặp vợ chồng cảm thấy khó chịu về đối phương. Nếu không tìm ra cách giải quyết vấn đề, dung hòa cả hai thì lâu dần những mâu thuẫn đó sẽ lớn dần, những khúc mắc về vật chất lâu dần sẽ kéo theo rất nhiều những vấn đề khác. 

Khi gặp phải mâu thuẫn về kinh tế, việc đầu tiên vợ chồng cần làm chính là ngồi lại trao đổi với nhau về quan điểm của hai bên, tìm cách để dung hòa được cả hai, tìm cách để cân đối lại chi tiêu trong gia đình, tìm hướng giải quyết các mâu thuẫn đang gặp phải hoặc nếu không tự giải quyết được có thể tìm đến những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong vấn đề này để được tư vấn. Khi thật sự không thể giải quyết được mới đưa ra quyết định ly hôn

2. Mẫu thuẫn vì mẹ chồng - nàng dâu

Hiện nay có khá Nhiều trường hợp mẹ chồng nàng dâu không hòa giải được mâu thuẫn gia đình thì người con trai sẽ phải lựa chọn ra ở riêng hoặc là phải ly hôn. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu như sau:

  • Mẹ chồng luôn cảm thấy con dâu không tốt, thường xuyên để ý đến thái độ của con dâu;
  • Mẹ chồng luôn bênh vực con trai, yêu cầu con dâu làm hết việc nhà;
  • Mẹ chồng luôn coi thường gia đình con dâu;
  • Mẹ chồng can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của vợ chồng;
  • Các quan niệm khác nhau về giá trị;
  • Quan điểm dạy con bất đồng;
  • Mẹ chồng luôn khó tính mọi việc;
  • Kết hôn xong phải sinh con luôn.

*Cách hóa giải mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu:

+ Thứ nhất, giải quyết hiểu lầm:

Thực tế cho thấy rằng, khi xảy ra mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu thì thường do là con dâu đổ lỗi cho mẹ chồng, mẹ chồng lại đổ lỗi cho con dâu, không có tiếng nói chung, thường xuyên soi xét chê việc này việc nọ. Đây là một vấn đề không còn xa lạ trong nguyên nhân gây mâu thuẫn gia đình.

Để giải quyết vấn đề này thì nên cố gắng nói chuyện với nhau nhiều hơn để thích nghi với tính cách của nhau. Đôi khi chỉ cần thay đổi góc độ, dành trọn trái tim và sự tha thứ cho người kia, mọi chuyện đã khác đi rất nhiều.

+ Thứ hai, bỏ qua cái tôi:

Nếu muốn con cái hạnh phúc, gia đình êm ấm, mẹ chồng - nàng dâu hãy cố gắng dẹp bỏ cái tôi của mình. Nếu một trong hai người cứ giữ cái tôi quá lớn sẽ khó nói và dần xa cách nhau.

Vì vậy, hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi nếu hành động của mẹ chồng/nàng dâu là không đúng. Một lời xin lỗi đúng lúc sẽ tránh được những rạn nứt không đáng có. Bên cạnh đó, các phù dâu hãy cố gắng thấu hiểu và lắng nghe lời khuyên của người lớn, từ đó tạo cảm giác gần gũi hơn giữa hai mẹ con và tạo sự gắn bó.

Xem thêm: Không ở được với mẹ chồng - Có nên ly hôn?

3. Ly hôn vì không hợp nhau

Vợ chồng có nên ly hôn chỉ vì không hợp nhau không khi mâu thuẫn gia đình? Câu hỏi này cũng khiến rất nhiều các cặp vợ chồng phải đau đầu suy nghĩ: Tiếp tục sống chung hay ly hôn là cách tối ưu nhất? 

*Các nguyên nhân, dấu hiệu mà vợ chồng bạn cần phải ngồi lại với nhau để tìm giải pháp:

+ Thứ nhất: Không còn nhu cầu nói chuyện với nhau:

Nếu không hợp nhau thì không tìm được sự đồng cảm, chung ý kiến. Dù bạn nói gì, người kia cũng sẽ bác bỏ quan điểm của bạn hoặc trả lời bạn cho qua chuyện. Dần dần, bạn trở nên chán nản và không muốn chia sẻ. Những câu chuyện thưa dần và không muốn nói n

+ Thứ hai: Mâu thuẫn gia đình, vợ chồng lục đục, thường xuyên cãi vã:

Vợ chồng lục đục, cãi vã là chuyện thường ngày từ chuyện tiền bạc, con cái,...Và mức độ mâu thuẫn với nhau càng ngày càng nhiều và đến một ngày một người không chịu được nữa sẽ yêu cầu ly hôn để chấm dứt mối quan hệ mà ngày nào cũng phải căng thẳng như thế.

+ Thứ ba: Không tìm điểm tốt, chỉ tìm điểm yếu của nhau:

Khi hết yêu, thường xuyên cãi vã, bất đồng quan điểm, bạn luôn chỉ nhìn thấy điểm yếu của đối phương.

+ Thứ tư: Không hợp nhau trong việc sinh hoạt vợ chồng:

Nhiều cặp đôi lận đận cũng chỉ vì nửa kia không đáp ứng được nhu cầu sinh lý. Họ cảm thấy cần và muốn tìm thêm bên ngoài. Hoặc, quan hệ tình dục không hòa hợp, không thay đổi tư thế sẽ gây ra sự nhàm chán. Đây là vấn đề tế nhị khiến nhiều cặp vợ chồng ly hôn.

Dịch vụ ly hôn nhanh của DFC
Dịch vụ ly hôn nhanh của DFC

*Vì vậy, mâu thuẫn gia đình không hợp nhau thì có thể ly hôn được hay không?

Về mặt pháp luật, khi hai vợ chồng cùng cảm thấy cuộc hôn nhân không thể tiếp tục có thể cũng yêu cầu Tòa án giải quyết Thuận tình ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Trong trường hợp chỉ một trong hai bên muốn ly hôn do cảm thấy mâu thuẫn gia đình không thể giải quyết được thì Tòa án có thể xem xét giải quyết theo yêu cầu của một bên.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Theo quy định, Tòa sẽ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu có căn cứ cho rằng cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Nếu một bên thực sự muốn yêu cầu ly hôn cần có những bằng chứng chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Những bằng chứng mâu thuẫn gia đình này có thể là hình ảnh, video, băng ghi âm hoặc xác nhận của hàng xóm, người thân, chính quyền về việc vợ chồng thường xuyên xảy ra những tranh chấp, cãi vã, đã nhiều lần được hòa giải nhưng không thể được. Lúc này Tòa án sẽ có căn cứ giải quyết cho hai vợ chồng ly hôn.

Để có thể ly hôn với nhau thì không quá khó, nhưng làm sao để cân bằng cuộc sống, để giữ gìn đời sống hôn nhân luôn hạnh phúc mới là việc khó. Mỗi người cần có những suy nghĩ chín chắn, kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định ly hôn.

Để lại thông tin cần tư vấn mâu thuẫn gia đình vào phần biểu mẫu dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline Tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn cụ thể nhất. Xin cảm ơn!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.