Luật về chu cấp nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:01 - 01/12/2020

Sau khi vợ chồng ly hôn, nếu vợ hoặc chồng không nuôi con thì phải có trách nhiệm cấp dưỡng, chu cấp nuôi con sau ly hôn. Luật chu cấp cho con sau ly hôn cũng là thắc  mắc chung của nhiều người.

Xem thêm: Tư vấn quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Luật về chu cấp nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Luật về chu cấp nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Hỏi: Tôi đã ly hôn chồng, tòa xử tôi nuôi dưỡng con 5 tuổi, lúc ly hôn tôi không yêu cầu anh ta chu cấp nuôi con sau ly hôn. Nhưng hiện tại tôi đang khó khăn không có khả năng kinh tế để 1 mình nuôi cháu. Tôi có thể đòi chồng cũ chu cấp cho con được không?

Luật sư tư vấn: Với vấn đề của chị, Luật sư đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật, chị có thể yêu cầu chồng chị chu cấp nuôi con sau ly hôn, Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ, trong trường hợp vợ chồng ly hôn, sau khi ly hôn “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” cho dù điện kiện kinh tế, mức sống, hoàn cảnh của chị như thế nào, trừ trường hợp anh chị có thỏa thuận khác. Việc cấp dưỡng nuôi con không phụ thuộc vào việc chị và chồng chị ly hôn hay không, pháp luật quy định như vậy để bảo vệ quyền lợi cho con.

Bên cạnh đó, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con có quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Do đó, căn cứ vào quy định trên, sau khi vợ chồng chị ly hôn, chồng chị là người không trực tiếp nuôi con nên có nghĩa vụ về cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Vì khi ly hôn, chị không yêu cầu chồng chị cấp dưỡng, chu cấp cho con nên Tòa án có thể đã xử chồng chị không cần chu cấp để nuôi con.

Con chị hiện tại đang dưới 18 tuổi, thì nghĩa vụ cấp dưỡng, chu cấp vẫn đặt ra đối với chồng chị, không phụ thuộc vào hoàn cảnh điều kiện sống của chị.

Việc chấm dứt nghĩa vụ này được quy định tại Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng, chu cấp chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

“1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;”

Sau khi cha mẹ ly hôn, con cái phải được cấp dưỡng, chu cấp liên tục cho đến khi con bạn đủ 18 tuổi. Áp dụng quy định trên vào trường hợp của chị, chồng chị chỉ được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, chu cấp nuôi con chị khi con chị chưa thành niên. Tức là, việc chị ly hôn không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, chu cấp của chồng chị với con chị. Việc quy định nghĩa vụ này nhằm đảm bảo về vật chất cho con có thể phát triển thể chất và học tập như bạn bè đồng trang lứa và phát triển về tinh thần nhằm tạo điều kiện cho con được sống trong tình yêu thương và quan tâm của cả người cha lẫn người mẹ.

Hiện tại, hoàn cảnh của chị có thể chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng cháu chị có thể yêu cầu chồng chị cấp dưỡng, chu cấp. Trong trường hợp này để nhanh chóng, chị có thể thỏa thuận lại với chồng chị, nêu các điều kiện, hoàn cảnh của mình thể thương lượng mức cấp dưỡng, chu cấp phù hợp nhằm chăm lo cuộc sống của cháu. Nếu chồng chị không cấp dưỡng, chu cấp hoặc hai người không thống nhất được mức cấp dưỡng, chu cấp phù hợp thì chị có thể gửi đơn lên Tòa án nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú để Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Trong trường hợp chồng chị không thực hiện nghĩa vụ chu cấp nuôi con sau ly hôn của mình theo quyết định của Tòa án đã tuyên, chị có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án (kèm theo Quyết định đến Chi cục thi hành án nơi Tòa án giải quyết để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu chồng chị thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề chu cấp nuôi con sau ly hôn được gửi tới Công ty tư vấn luật DFC. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 cho các Chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình của DFC để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.